Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Tràm Chim Đồng Tháp


Tràm Chim là cái thị trấn - một cái làng - ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh là thủ phủ tỉnh Đồng Tháp. Cao Lãnh cách Sài Gòn 150 km. Tràm Chim cách Cao Lãnh 37 km. Xe đò Bến xe Miền Tây nó không có cái nào đến Tràm Chim cả, vì lẽ chả có ai đi Tràm Chim mà làm gì. Muốn đến Tràm Chim thì bạn lấy xe đò Phương Trang, nói với nó "tui muốn đi Tràm Chim". Nó sẽ "à, chú muốn đi Tam Nông chứ gì?". Mình không biết Tam Nông là ở đâu nhưng mà cứ tin là nó nói thì phải là đúng. Thì "Ờ". Nó sẽ bán cho cái vé đi Tân Châu. Tân Châu!?

Mặc dầu mình không muốn vượt biên Kampuchea làm gì nhưng suy theo bản đồ thì có chổ trước khi đến Tân Châu - Hồng Ngự nó sẽ phải ngừng để vứt mình xuống, chổ đó sẽ phải có phương tiện cho mình tới cái nhà nghỉ tên là Hoàng Gia tại Tràm Chim. (Chả biết trong cái Hóc Bò Tó mà tại sao đặt tên một cái hotel là 'Hoàng Gia'.)

Chổ nó bỏ mình xuống là ở giữa huyện Thanh Bình, chổ đó là cái ngã ba, có xe buýt nông thôn đi chợ Tam Nông, cách đó 15 cây số, mình đứng chổ bản để "trạm xe buýt" và chờ chiêc xe buýt. Xe buýt có số nhưng thế nào cũng có chữ quốc ngữ ghi là Tam Nông. Mà cứ ngoắt đại, nó chậm lại thì mình hô "Tràm Chim!" thì khỏi lo lỡ chuyến xe. Thiệt ra đường vào là độc đạo. Và xe buýt chạy đến chiều tối, lo gì. 


Đường tỉnh lộ vào Tam Nông cũng như thế này, vắng xe thua thôi, hai bên đường thì là cảnh quan đồng nội bao la tí. Đi xe buýt với bà con địa phương nên không tiện móc máy ảnh ra chụp choẹt làm gì cho nó lập dị. Và khó giao lưu hòa nhập.
[ Bên lề nói chơi: đã có hơn 2 lần có bà con thấy mình chụp hình ghé hỏi nhỏ "Chú là phóng viên từ 'thành phố' hả?", rồi tiết lộ một vài chuyện linh tinh xin lên báo dùm. Thì là chuyện tế nhị nhạy cảm có tính cách địa phương, và có tính cách... nhạy cảm thật! Mât công chối oãi oãi nhưng chỉ sau khi lắng nghe hết câu chuyện. Thú vị - và bổ ích - vô cùng. Có tiền cũng không mua được. ]

Hồi nhỏ cha mẹ cho đi học chữ quốc ngữ cũng có lợi, đi đâu cũng chẳng sợ lạc.

À, còn về thì sao, về lại Sài Gòn thì sao? Hồi nhỏ người lớn họ nói, XYZ ở đâu hả !? (XYZ là một địa điểm trên bản đồ) ở trên miệng mày chứ  đâu! Ghé vô chổ nào có người, như hình trên, và hỏi Chị ơi (chế, hia, thím, má, ngoại, tía v.v... tùy người đối diện) đây có xe đi Sài Gòn không (chị, chế, hia, thím, má, ngoại, tía v.v... tùy người đối diện)? Người ta sẽ cho một số điện thoại. Đó là số một hãng xe đò nhỏ đi từ bến xe (BX, trên xe đò Miền Tây BX là bến xe) Tam Nông - mà bx Tam Nông nó không ở tại Tràm Chim, nó ở chợ Tam Nông cách đây 5 cây số lận. Gọi số đt đó và đặt một vé về Sài Gòn, vậy thôi. Mai tới giờ nó hẹn nó sẽ đón, bất cứ mình đứng ở đâu giữa Đồng Tháp Mười mênh mông này. Chổ nào có sóng Vietel, mà chổ nào chẳng có sóng Vietel.
Nếu ngại hỏi han thì cứ ra đón xe buýt ra Ngã ba Thanh Bình trở lại, ra đó ngoắc xe đò có chữ BX Miến Tây lên thôi (Miến Tây nước Việt Nam nó lớn thế nhưng Bến Xe Miền Tây là Bến Xe Miền Tây Phú Lâm Sài Gòn, hay như bây giờ có người gọi là TP HCM.) Đi kiểu đó cũng được chỉ là cái timing phải thật là hay chứ không thì chờ đợi ngoài nắng ở các nút giao thông nó sẽ hơi bị... nắng.


Ngoài ra còn có phương án B là lấy xe buýt đi Hồng Ngự hay Tân Châu, 30 cây số thôi, đến đó mua vé xe đò lớn direct về Bến Xe Miền Tây, rồi dành cái võng nằm chờ chuyến thôi. Bến xe dưới này cái nào ra trò thì có ghế cho ai chờ ngắn hạn, có võng cũng miễn phí như ghế, cho ai chờ lâu hơn. Ngủ cũng được. Cái vấn đề 'chờ' dưới quê này nó không như 'chờ' ở các đô thị, ở Sài Gòn, hay bên Mỹ. 'Chờ' nó không mang âm hưởng xấu hay tiêu cực gì.

Một cái bến chờ xe ở ngã ba Thanh Bình, cách Cao Lãnh 20 cây số gì đó, đi Hồng Ngự, Tam Nông hay Cao Lãnh - tức Mỹ Tho, Cai Lậy, TP HCM) Hình trên chuyến xe về, minh họa cái vụ treo võng ở trạm xe Hùng Cường thôi. Chổ này là ngã ba QL 30 đi Hồng Ngự và bắt đầu tỉnh lộ 843 đi Tam Nông.
Hóa ra cái thị trấn Tràm Chim (chợ Tam Nông) nó cũng không đến nỗi "vùng sâu vùng xa" gì. Đây là tỉnh lộ 843 (năm nay đột nhiên trên các bản đồ điện tử lại đổi là ĐT cho đường tỉnh) đến gần trung tâm chợ Tam Nông (Tràm Chim) thì rộng ra thành như 1 cái đại lộ cũng tối tân ra trò.
Em hay viết 'chợ' như miệt dưới này  nói, là không phải cái chợ bán thực phẩm như hình trên kia ngheng. Chợ dưới này là chổ nào ven sông người ta bu lại làm nhà ở gần nhau cho vui, thành 1 cụm dân cư, là trung tâm làng xã, kinh tế, văn hóa của miền sông nước. Ở đó truyền thống là có cái chợ thiệt, cái nhà lồng buôn bán trao đỗi lẽ hay là nơi thu mua nông phẩm bán lên tỉnh. Mới là cái chợ trong hình trên ngheng, một lần nữa. Truyền thống là ở Chợ có bến xe, bến đò, có lò rèn, lò heo, lò bánh mì bánh bao, lò bún, có thầy bắt mạch bốc thuốc, thợ may, tiệm tạp hóa, nhổ răng v.v...  Bà mụ và ông thiếng heo nhà ở Chợ cho dễ kiếm. Bây giờ những nét văn hóa dân gian này có phai mờ đi nhiều, chủ yếu là vì hạ tầng phát triển nhiều (các con lộ mới xây gân đây, người nông dân ra mặt tiền xây nhà đi đâu cũng tiện),  nhưng ai có mắt để ý thì sẽ vẫn còn thấy.
Và cái hotel Hoàng Gia - mà thật tình em chả có liên hệ trước, chỉ thấy tên trên Google map nằm ngoài mặt lộ mà chọn, nghiệm rằng dân địa phương như xe ôm hay xe buýt nông thôn nó phải biết - cái nhà nghỉ Hoàng Gia nó cũng bề thế ra trò. Xe buýt ghé trước cửa, em vào hỏi có phòng có cửa sổ nhìn ra đồng ruộng không thì có em vô luôn. Sáng cà phê Sài Gòn, xế chiều hủ tíu Tam Nông, Đồng Tháp.
Bình minh Tam Nông Đồng Tháp
À mà, cho tui hỏi, có xe đò máy lạnh đàng hoàng từ Tâm Nông về Sài Gòn, vậy tại sao không có xe đò Sài Gòn đi thẳng tới Tam Nông? Hả? Có, nhưng mà phải biết số đt của nó, vì nó không có bến, đến Sài Gon nó bỏ khách xuống tại 1 vài địa điểm nào đó - như Phú Lâm, bệnh viện Y Dược,  (tại vì 1 trong những lý do thường khiến dân Miền Tây lên Sài Gòn là để khám bịnh xin thuốc, đi nhiều nghe trên xe nói chuyện thì biết thôi) hay chợ Gì gì v.v... mà thôi. Và khi về nó cũng lấy số đt khách mà đến đón thôi. Bạn đọc có thể triển khai cái văn hóa phương tiện đi lại này cho toàn Miền Tây được đó.
 
Vòng vo để nói lên là, đi đứng ở Việt Nam là rất dễ. Và ở Miền Tây thì là vui nhất!
Thế thì, thằng viết sau khi từ Quảng Bình về đến Đà Nẵng, bay về Sài Gòn chờ tàu về Mỹ thì còn vài ngày, trước thì cũng có ý định đến Đồng Tháp Mười nên soạn 1 ba lô đeo vai, xem Google qua loa và đi thôi, về miền quê nghỉ dưỡng chứ ở Sài Gòn nóng quá sỡ chết sớm.
Lúa sạ. Cảnh quan này khi lúa lên đến giây lưng và gió đồng bằng trưa trưa thổi về tạo nên gợn sóng trên đầu lúa sẽ làm mê mẩn con người nào chai đá nhất hoàn vũ.
Năm 2016/2017 tổng sản lượng gạo toàn cầu là 477.770 triệu tấn. Việt Nam là 28,100,000 tấn, thứ 4 sau TQ, Ấn Độ, Indonesia và trước Thái Lan. VN là một trong 5 nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới, thứ 3 chỉ sau Ân Độ (gạo Basmati) và Thái Lan (gạo Jasmine giống gạo VN). 5 nước đó cung cấp trên 70% gạo cho thế giới. Trung Quốc là nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới (mặc dù đã sản xuất một lượng gạo hàng đầu, vẫn còn chưa đủ ăn).
Kẻ nào cũng phải là khá ngu dốt mới còn theo giọng điệu nhược tiểu thế kỷ thứ 20 để rè bỉu chính dân tộc mình, rằng là "Việt Nam là một nước nghèo". Còn có những thằng ai phong cho làm tiến sĩ giáo sư mà cũng u mê đến nỗi phán những câu như: chỉ có (Phương Tây)(ý nói là Mỹ) mới "cứu" VN được! Cái ngu của nhiều đứa không có thuốc chửa.

May thay anh Trump nhà mình bãi bỏ cái TPP rồi, chứ cứ theo thỏa ước đó thì nông nghiệp Mỹ (có nguồn vốn vô tận và hổ trợ tối đa của chính quyền Mỹ) sẽ trong vòng  dưới 10 năm bóp chết nguồn sống của người nông dân ta, biến họ thành tá điền cho chúng. Mỹ hiện nay đứng thứ 5 trong các nươc sản xuât lúa gạo (lúa nươc). Tiền hoa lợi từ gạo xuất khẩu từ VN sẽ đi thẳng vào túi thằng tỷ phú Mỹ, Anh hay Ả Rập, với nông dân mình làm công cho nó. Và diễn biến đó sẽ là không thể đảo ngược. Đơn cử 1 tỉ dụ, thằng Monsanto sẽ là nguồn độc quyền hạt giống, dân ta phải mua từng năm từng mùa, hạt giống GMO mà chỉ 1 lần dùng là không thể "cai" được, không thể trở về lại với giống cũ. Các loại giống này sẽ do côn trùng làm lây lan và phá hại toàn bộ những diện tích như thấy trong các hình này, các thỏa hiệp, luật thương mại trong TPP sẽ làm phá sản người chủ đất - sẽ phải bán quyền xử dụng đất cho những multinationals (công ty đa quốc gia, cho nhà banks New York, London, Dubai hay Hong Kong...). Lúc đó người Việt Nam sẽ sản xuất lúa như bây giờ sản xuất giày Nike.

Ok, thế thì riêng cái Tràm Chim, có cái gì mà phải xuống coi?  Ở Tràm Chim có cái này: 


7300 hectares còn lại của một môi trường trước đây nguyên thủy là 700 000 hectares.
Cỏ năng này Pháp khi đến nó gọi là lau sậy, cả vùng Đồng Tháp Mười là một thứ. Trên bản đồ Pháp nó gọi là Cánh Đồng Sậy, Mỹ qua nó bypass thằng An Nam, lấy chữ Tây dich ra là Plain of Reeds. Reed là sậy, như jonc tiếng Pháp là sậy, Plaine des Joncs. Mình thì gọi là Đồng Tháp vì khi xưa đâu đó có cái  tháp mười tầng bây giờ không còn. Hồi xưa thời thuộc địa "cánh đồng sậy", Đồng Tháp Mười là bằng tỉnh Đồng Tháp, một phần lớn tỉnh Long An, phần phía Tây tỉnh Tiềng Giang bây giờ. Bây giờ môi trường đó chỉ còn ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim. Được tái tạo và bảo vệ. Bắt đầu từ năm 1991 và qua nhiều lần nâng cấp nay là khu bảo tồn cấp quốc gia, quốc tế công nhận vào sổ môi trường đất ngập cần bảo tồn.
Tắc ráng chạy bằng năng lưc mặt trời

Năm ngoái 2016 toàn vùng Đông Nam Á bị hạn 100 năm, người đang sống chưa bao giờ thấy, và Tràm Chim có nạn cháy rừng. Mà cháy rừng tại đây (hay Cà Mau) nó ác cái là nó cháy luôn lớp than bùn - than non, tourbe tiếng Pháp và peet tiếng Anh. Cháy lớp than non dưới đất có khi hằng mẫu và cháy vài tháng dưới lòng đất không cách chi dập dươc. Vì vậy năm nay người ta giữ nước (còn dọng từ mùa nước nổi vừa qua) nên đến thời điểm thằng viết đến xem thì khu vườn quốc gia còn nhiều nước. Đâm ra chim cò các cái và nhất là sếu đầu đỏ không thấy được nhiều (sếu đầu đỏ là zero, đéo có, phải có nhiều diện tích khô nó mới về).

Đen. Sẽ phải xuống lại vào sang năm thôi.





----

Để xem hình full-screen các bạn dùng PC nhấn nút F11



Thứ Hai, 15 tháng 5, 2017

Đảo Bé, Lý Sơn

 trang truoc  trang đầu 

Cách đảo lớn Lý Sơn 5 km hướng Bắc Tây Bắc có đảo nhỏ là xả An Bình. Nhỏ tí tẹo như thấy trong hình, đi bằng ca nô chừng 20 phút thì đến.



Đảo Lý Sơn nhìn từ 5 km. Những hình chụp thấy phần đất thấp trồng trọt trong trang trươc là từ trên núi phía bên trái của hình gọi là Núi Thới Lới. Trong hình mình chỉ nhìn thấy phần núi, phần đất bằng sát mặt biển như hình vành nón vãi không thấy được rõ.



Nhìn từ cảng nhỏ tại An Bình. Lý Sơn coi vậy mà không có bãi tắm ra trò, các bạn bằng mọi giá hãy qua Đảo Bé mà tắm.
Tại đây chỉ có it quán nước và 1 trạm xe đón khách đi ra 2 bãi tắm. Chỉ 1 cuốc ngắn. Đảo rộng chỉ 1 km bề ngang.
Trồng trọt ba thứ linh tinh mà dĩ nhiên tỏi và hành là chính.
Đường xi măng vắt qua 1 đồi nhỏ đến Bãi Ngang là bãi đá. Bãi kia là Bãi Tây các bạn có thể thấy trên Google maps.
"Hãy nói theo cách của bạn". Nói sao tổng đài không hiểu, chỉ 2 đầu hiểu nhau là được.
Cảnh đẹp nên thơ nhưng ấn tượng là rác.







Mấy cái thúng này đưa khách ra 1 khu vực gần nơi đó có thề xem tí tí san hô.
San hô rất mong manh. San hô còn sống, có đượ đề mà coi, là môi trường cỏn sống. Khi nào bạn không còn thấy ghe tham quan san hô nữa thì nên tránh ăn hải sản, cho nó lành.


Hiện nay thì (còn) đẹp như thiên đường.



Để xem hình full-screen các bạn dùng PC nhấn nút F11



 trang truoc  trang đầu   trang sau