Di tích địa bàn lịch sử Bạch Đằng không phải là một tiết mục du lịch, cũng như tìm về không gian của sự kiện lịch sử này không phải là "đi du lịch", cho nên ai có quan tâm tìm hiểu thì phải tự tìm lấy đường mà đi thôi.
Trong trang này em sẽ cố gắng hướng dẫn bạn nào muốn đến tham quan hiện trường Bạch Đằng. Dùng phương tiện xe hơi thì chỉ cần 1 ngày nếu xử dụng thời gian hiệu quả là có thể tham quan toàn bộ các địa điễm, mà còn dư giờ đánh 1 vòng Hải Phòng mới.
Từ Hà Nội mình lấy cầu Thanh Trì, theo QL1A đến Long Biên thì lên QL5B đi Hải Phòng.
QL5B hay là Cao tốc Hà Nội-Hải Phòng - vào hoạt động 12, 2015 |
Cầu Bạch Đằng gần cửa biển phía Đông của thành phố Hải Phòng.
Cầu Bạch Đằng vượt sông Cấm |
Qua khỏi cầu Bạch Đằng là cao tốc đi Hạ Long. Tìm cái bản này, mới được xây dựng, Google còn chưa có lúc em đi. (Cầu Bạch Đằng chỉ mới thông xe cách đây 3 tháng vào ngày 1/9/2018!)
Tới đây thì mới yên chí là mình đi đúng đường. Theo kết quả truy cập trước thì mục tiêu của mình là Quảng Yên.
Xuống đường tỉnh và đi về phía Quảng Yên, vừa đi vừa hỏi nhé. Thật ra từ chổ xuống cao tốc và hướng về Bắc thì chỉ 1 đường thằng.
Khi nào qua cầu sông Chanh là tới rồi. Hỏi đường vào trung tâm, chổ có Bảo tàng Bạch Đắng. Xem như tới.Vòng xoay trung tâm thị xã (mới đây còn là thị trấn).
Vòng xoay quảng trường nơi có Bảo Tàng Quảng Yên. Xin xem post đầu 'Bến Đò Rừng'
Sau khi xem bảo tàng và hỏi chỉ dẫn tại đây - nơi uy tín nhất có thông tin, bản đồ, người am tường nhất phải không nào? - và đến tham quan đươc 1 bãi cọc thì mình đi tiết qua bờ Hải Phòng. Từ Quảng Yên qua thì dùng phà Rừng, lại là vị trí lịch sử từ đó được quan sát nhận xét địa điểm gần sát nhật khu vực chiến trường xưa. Xin xem thên post đầu 'Bến Đò Rừng'.
Bến phà Rừng, bở bên tỉnh Quảng Ninh, bên kia là Hải Phòng |
Bãi cọc Yên Giang bên này bờ. Xem xong ra khỏi đường nhỏ gặp Trần Nhân Tông quẹo trái là đi về bến Phà Rừng. Qua Phà Rừng mới đến được khu "di tích Bạch Đằng" bên bờ Hải Phòng nơi có tượng đài và cọc giả xem trong post rước. Xem xong ra về thì vào Hải Phòng. Kiếm đường tỉnh DT360 đến An Lão Hải Phòng thì sẽ nhập lại vào CT04 về Hà Nội.
Qua cầu Bính con gọi là cầu Bến Bính vượt sông Cấm. Hướng nhìn lên thượng nguồn, cầu này cách ngã ba sông Bạch Đằng chừng 15 km. Từ điểm này đến cửa Cấm chảy qua toàn diện tích đo thị Hải Phòng, chủ yếu là bến bãi và cơ sở sửa chữa hoặc đóng tàu. Bạn đọc có thể xem nhiều hình ảnh với chú thích trên chiều dài sông Cấm đoạn này trong post Hải Phòng (chuyến đi đảo Cát Bà bằng tàu cao tốc).
Đi qua Hải Phòng (đô thị) tìm đường cao tốc về Hà Nội |
Ra khỏi Hải Phòng lên cao tốc Hà Nội-Hạ Long
Trạm dịch vụ V52 giữa đường Hãi Phòng-Hà Nội
Chi phí: em thuê bao 1 SUV, 1 tài, 1 ngày, tổng chiều đi về 220 km là chừng 90 Mỹ kim. Nếu đi nhiều người thì sẽ kinh tế hơn dĩ nhiên.
Thêm về cầu Bạch Đằng
Trong chuyến đi này sau khi xử dụng phà Rừng ở thượng nguồn đô thị và cảng Hải Phòng để qua sông Bạch Đằng, lên hữu ngạn xem khu kỷ niệm thì đường về không phải lên cầu Bạch Đằng 1 lần nữa. Chỉ qua cầu trong chuyến xuống từ Hà Nội qua Quảng Yên là bờ bên tình Quảng Ninh, bờ tả ngạn. Lúc này cầu được khánh thành mới chỉ 3 tháng!
Sau đây là 1 ít ảnh chụp từ trên 1 chuyến xe khác sau đó, đi từ Hạ Long về Hà Nội vào 1 ngày và thời tiết khác, vào buổi trưa về chiều (hình thứ 5 trên đầu bài là vào buổi sáng, chiều đi xuống Quảng Ninh từ Hà Nội).
Đầm Nhà Mạc hay có tư liệu gọi Đầm Bãi Nhà Mạc có chiều dày lịch sử thuộc 65 năm thời đại này rất sâu đậm, di tích, di sản văn hóa và dân gian rất dồi dào. Xưa kia cho đến thời Pháp thuộc không có Hải Phòng như ngày nay mà chỉ có 1 xóm chài nhỏ gọi là Cửa Cấm tại vị trí bến phà Đình Vũ hiện nay. Toàn địa phận lớn bao gồm tả ngạn là đầm Nhà Mạc qua hữu ngạn sông Cấm có gắn bó lịch sử với nhà Mạc rất sâu đậm, và đến thời Lê Trung Hưng phải chịu sự trừng phạt của Lê-Trịnh khá năng nề.
Cầu BĐ khởi công năm 2015 và khánh thành ngày 1/9/2018, hình này chỉ vài tháng sau khi thông xe. Theo cao tốc này từ Hà Nội đến Hạ Long, cụ thể là Bãi Cháy chỉ còn mất đúng 2 tiếng đồng hồ.
Đi trên cầu, thuốc cao tốc Hạ Long- Hải Phòng, hướng lên Hà Nội. Nhìn thấy trong gốc là đô thị Hải Phòng. Cầu Bạch Đằng vượt sông Cấm ngay tại (cách 500 m) ngã ba sông Bạch Đằng. Như hình dưới cho thấy; hình nhìn lên thượng nguồn.
Hình dưới này mờ hơn vì xe đi nhanh và ánh sáng chiếu không được tốt, chỉ để bạn đọc hình dung rõ địa hính địa thế hơn. Bên phải của ảnh là cửa sông Bạch Đằng, hạ lưu Phà Rừng 10 km đường sông và thị xã Quảng Yên 10 km chim bay. Bên trái, gióng nước là sông Cấm, phần đất là cảng Hải Phòng, đoạn dưới này (và bộ phận dưới chân cầu hưu ngạn) tên là cảng Đình Vũ. Giữa 2 nhánh sông là doi đất cuối của 1 ốc đảo lớn gọi là đảo Vũ Yên thuốc Hải Phòng.
Sông Cấm và sông Bạch Đằng hơp lưu trong hình và chảy ra biển với tên là sông Cấm, cửa là Cửa Cấm, với tâm điểm cách nơi đây 8 km (hạ lưu, hướng dối diện hướng nhìn của tấm ảnh này).
Cuối thế kỷ thứ 19 người Pháp, lúc đó đã có chân đứng ở Nam Kì, đã đến và lập 1 cảng nhỏ tại Cửa Cấm, lúc đó là 1 xóm chài giữa 1 vùng lau sậy ngập mặn. Toàn bộ khu vực trong hình là đầm lầy lau sậy và rừng ngập mặn như thấy trong nhiều hình ảnh lịch sử do người Pháp ghi lại. Điểm tọa lạc xóm Cửa Cấm là, các bạn hình dung 1 dường thẳng từ góc dưới bên trái hình, từ trên cầu Bạch Đằng xuống chạm mặt đất. Người Pháp lên xuống nhánh sông bên phải tức sông Bạch Đằng 10 km để đến liên lạc giao thương với chính quyền Nhà Nguyễn đặt tại Quảng Yên Trấn, nay là thị xã Quảng Yên trong 2 bài các bạn vừa xem.
Xóm nhỏ tại làng Cửa Cấm, cụ thể là địa điểm gọi là Đình Vũ (người viết đã có đến lấy phà đi Cát Bà năm 2016) đã phát triển từ thời kỳ đó mà ra đô thị và cảng Hải Phòng ngày nay.