Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Cửa Biển Thuận An

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  

Du ký tháng 8, 2014


Để có cái nhìn tổng thể vùng đất Thuận Hóa người Việt đã dành từ tay Chiêm Thành thì hiện nay điểm đứng quan sát tốt nhất là ở vùng duyên hải Thừa Thiên. Chính xác hơn nữa là tại Cửa Thuận hay vùng nước Phá Tam Giang. Phá Tam Giang thì cho đến nay đường xá cũng chưa tiện lợi, nhưng từ Huế đi Cửa Thuận thì nay rất tốt, người viết đi xe honda ôm chỉ trong 1/2 tiếng từ Thành Nội đã đến bãi biển Thuận An.

Hình dưới từ cây cầu mới xây bắt qua Đầm Thanh Lam, qua làng Thuận An thủ phủ huyện Phú Vang Thừa Thiên - dòng chữ trong tờ khai sanh của người viết. Làng Thuận An nay gọi là thị trấn, đầm Thanh Lam tên cổ truyền là Đầm Chuồn, nơi đây cá chuồn kho ớt là nhất xứ Việt. Hướng nhìn ra Bắc tức là cửa biển nơi ba giòng nước Thanh Lam, Sông Hương, phá Tam Giang hợp lại. Tam Giang là 3 sông Ô Lau, sông Bồ (Sịa) và sông Hương.

Hướng nhìn này là xuyên chiều dài phá Tam Giang, cửa ra biển - Cừa Thuận - cách chân cầu này chừng 1 km. Hệ thống các đầm nơi ba sông đồ ra, chỉ có 2 cửa ra biền, đó là Cửa Thuận và phía Nam dưới núi Chân Mây là Cửa Tư Hiền.


Hình dưới cùng thời điểm nhìn về phía Nam là Đầm Thanh Lam đưa về Đầm Thủy Tú đến Đầm Cầu Hai - hiện nay dãy đầm này tuy có bị bồi đấp nhiều nơi vẫn thông với Đầm Cầu Hai ở Vịnh Chân Mây [xem trong link này].


Một chổ đứng khác trên cầu Thuận An nhìn dọc vùng duyên hải về Nam với dãy núi Trường Sơn đưa ra đỉnh Hài Vân ở cuối chân trời.
Các chúa Nguyễn chọn địa thế tựa lưng vô núi trấn thủ, có sông làm hào và thủy lộ đi lại quan sát đồng bằng ven biển và cửa biển, giữa vùng nông nghiệp lúa nước và cá đầm thật là hoàn hảo, phong thổ không thể nào tốt hơn.

Đến đứng tại đây rồi bạn đọc sẽ cảm nhận được vùng đất-nước-trời này là đẹp nhất nước Việt Nam - từ xưa và cho tới nay (tương lai thì chưa dám chắc, chỉ mong nhờ người quản lý thôi). Cẩm Tú Sơn Hà là miếng đất này.


Các dãi cát dài nằm ngoài các đầm Tam Giang, Thanh Lam, Thủy Tú xưa (từ thời Pháp thuộc cho đến cuối thế kỷ) là hoan vu với 1 số làng chài gần như không liên lạc gì với đất liền, nơi người dân sống cô lập lam lũ và thiếu thốn vô cùng. Nay sau 40 năm hòa bình mạng lưới đường nhựa tốt đã khá phong phú và kinh tế kể cả kinh tế du lịch đã mang lại 1 nếp sống đồng điệu với cả tỉnh và vùng Thừa Thiên - Quảng Nam nói chung.
Có 1 thời chính người viết cũng không thể nào nghĩ đến 1 lúc, trên cả nước mình sẽ không còn thấy nhà tranh vách đất. Bây giờ những chòi lá còn thấy được là các chòi lá trên kia, bán nước ngọt cho du khách (ngày nghỉ lễ rất đông). Bây giờ kiếm người bện tấm tranh đúng cách chắc cũng khó - thằng viết thì từ khi rời trại lao cãi đến nay đã quá lâu, quên tay nghề này rồi.
Mới ngày nào còn nghe cha kể lại, lúc đi kháng chiến ra đây trú quân, có làng (thôn) chài trong mỗi nhà vợ chồng con cái chí có 1 cái áo và 1 cặp quần vãi - có nhà không có - thấy người lạ đến chạy đi trốn hết, chỉ 1 người mặc quần ra chào.
Bên phá Tam Giang người dân chài được gọi là kẻ chài, 'kẻ' chỉ dùng chỉ 1 số ít tầng lớp người, như kẻ ăn mày, kẻ trộm kẻ cướp v.v... Họ nghèo đến đỗi phải mất luôn sự trân trọng của xã hội dành cho người đồng bào trong xã hội.

Đường ra Cửa Thuận ngày nay.


Ra khỏi Thành Nội qua Cửa Trài


Cầu Chợ Dinh qua Sông Hương, mới xây sau này.


Cho dù trong 1 thời gian dài là không phát triền nên kể là 1 vùng địa phương nghèo khó, nhất là vì khí hậu gió mùa và bão lụt thường xuyên nhưng nay nhờ thủy lợi và đường xá cầu cống giao thông cải thiện, và kỹ năng nông nghiệp tiến bộ thì đã khá giã hơn nhiều.


Ok ok em vui mừng với thân phận đã khả quan của con người Việt Nam quá, sớm muộn sẽ bị 1 số bọn "trí thức" mồm loa mép dãi kết án em là ca tụng "Việt Cộng", em sợ lắm. Sợ vãi.


Hình dưới: đứng trên cầu Thuận An nhìn về hướng Đông Nam. Với bề cong của trái đất thì chỉ có thề nhìn thấy đến Mũi Chân May tức vùng cao nhìn xuống Đần Cầu Hai (xin xem du ký Bạch Mã 2015). Một vùng trời-biển-núi duy nhât có thể tìm thấy trên toàn cõi nước Việt Nam. Vì góc rọi mặt trời lúc này các hình nhìn vào đất liền (Tây) và ra phía đầm Tam Giang bị tối, nhưng chung chung chân trời cũng như hình dưới. Đây là đất Thuận Hóa mà xưa kia người Chàm đã đỗi cho dân tộc ta, Nguyễn Hoàng đã thấy ngay cảnh đất trời này là đất xứng đáng dịnh cư và phát triển, lập nghiệp lớn.


Thời buổi mạng hình xuyên quốc gia Internet google gì cũng có, cho nên hình ảnh biển trời và bãi cát trắng tinh như trên chả có gì đặc biệt. Nhưng bạn thử nghĩ, nơi gần bạn ở có được mấy nơi như vậy? Ơ Mỹ, ở Âu Châu? Và khả năng bạn sẽ đến được mấy nơi và bao nhiêu lần. Ơ Việt Nam hầu như ở đâu cũng có từ Vũng Tàu ra tới ngoài Bắc, và ở đâu cũng chỉ cần 1/2 ngày là tới được.




Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét