Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Cầu Ngói Thanh Toàn

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8. 

Trong một chuyến đi tháng 9 năm 2012

Ngoài kiến trúc cung đình và lăng tẩm ở Huế và phụ cận còn rất nhiều kiến truc dân gian, nhất là đền đình và nhà thờ (họ tộc) và đặc biệt một cây cầu ngói lạ thường ở làng Thanh Toàn trên vùng duyên hải gần Chuồn.

Xây năm 1776
Huyện Thanh Thủy thừa Thiên cũng là 1 huyện ven biển như Phú Vang, nơi này có làng Thanh Toàn với cầu ngói nổi tiếng cổ và nên thơ. Vị trí làng là 4 km chim bay từ cầu Trường Tiền, về hướng chính Đông.


Địa phận là 1 vùng bằng ven biển, giữa đường từ Quốc Lộ 1 cũ tới đầm Thanh Lam, đi theo các hương lộ nhỏ vào thì chừng 3 km.


Chuồn. Ra miền Trung và lên nữa bạn đọc sẽ nghe rất nhiều địa danh 1 tên như Huế, Truồi, Chuồn, Sịa, xa nữa về phía Bắc là Vinh v.v... trong núi là Hiên...


Tháng 9 năm 2012 anh em chùng tôi 6 người thuê 1 chiếc xe có tài xế để đi ra Bắc từ tp Đà Nẵng. Đi trên đoạn quốc lộ 1 cũ từ Phú Bài về Huế phải dừng từng đoạn hỏi đường vào, và nhờ bản đồ google mà định hướng. Nếu bạn đọc đi phượt từ Huế thì hỏi dễ hơn, va đơn giàn nhât là nhờ xe ôm. Hiện nay nghành du lịch tổ chức lễ hội để thu hút du khách đến xem cầu nên cũng sẽ dễ dàng hơn.




































Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8. 






Cửa Biển Thuận An

Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  

Du ký tháng 8, 2014


Để có cái nhìn tổng thể vùng đất Thuận Hóa người Việt đã dành từ tay Chiêm Thành thì hiện nay điểm đứng quan sát tốt nhất là ở vùng duyên hải Thừa Thiên. Chính xác hơn nữa là tại Cửa Thuận hay vùng nước Phá Tam Giang. Phá Tam Giang thì cho đến nay đường xá cũng chưa tiện lợi, nhưng từ Huế đi Cửa Thuận thì nay rất tốt, người viết đi xe honda ôm chỉ trong 1/2 tiếng từ Thành Nội đã đến bãi biển Thuận An.

Hình dưới từ cây cầu mới xây bắt qua Đầm Thanh Lam, qua làng Thuận An thủ phủ huyện Phú Vang Thừa Thiên - dòng chữ trong tờ khai sanh của người viết. Làng Thuận An nay gọi là thị trấn, đầm Thanh Lam tên cổ truyền là Đầm Chuồn, nơi đây cá chuồn kho ớt là nhất xứ Việt. Hướng nhìn ra Bắc tức là cửa biển nơi ba giòng nước Thanh Lam, Sông Hương, phá Tam Giang hợp lại. Tam Giang là 3 sông Ô Lau, sông Bồ (Sịa) và sông Hương.

Hướng nhìn này là xuyên chiều dài phá Tam Giang, cửa ra biển - Cừa Thuận - cách chân cầu này chừng 1 km. Hệ thống các đầm nơi ba sông đồ ra, chỉ có 2 cửa ra biền, đó là Cửa Thuận và phía Nam dưới núi Chân Mây là Cửa Tư Hiền.


Hình dưới cùng thời điểm nhìn về phía Nam là Đầm Thanh Lam đưa về Đầm Thủy Tú đến Đầm Cầu Hai - hiện nay dãy đầm này tuy có bị bồi đấp nhiều nơi vẫn thông với Đầm Cầu Hai ở Vịnh Chân Mây [xem trong link này].


Một chổ đứng khác trên cầu Thuận An nhìn dọc vùng duyên hải về Nam với dãy núi Trường Sơn đưa ra đỉnh Hài Vân ở cuối chân trời.
Các chúa Nguyễn chọn địa thế tựa lưng vô núi trấn thủ, có sông làm hào và thủy lộ đi lại quan sát đồng bằng ven biển và cửa biển, giữa vùng nông nghiệp lúa nước và cá đầm thật là hoàn hảo, phong thổ không thể nào tốt hơn.

Đến đứng tại đây rồi bạn đọc sẽ cảm nhận được vùng đất-nước-trời này là đẹp nhất nước Việt Nam - từ xưa và cho tới nay (tương lai thì chưa dám chắc, chỉ mong nhờ người quản lý thôi). Cẩm Tú Sơn Hà là miếng đất này.


Các dãi cát dài nằm ngoài các đầm Tam Giang, Thanh Lam, Thủy Tú xưa (từ thời Pháp thuộc cho đến cuối thế kỷ) là hoan vu với 1 số làng chài gần như không liên lạc gì với đất liền, nơi người dân sống cô lập lam lũ và thiếu thốn vô cùng. Nay sau 40 năm hòa bình mạng lưới đường nhựa tốt đã khá phong phú và kinh tế kể cả kinh tế du lịch đã mang lại 1 nếp sống đồng điệu với cả tỉnh và vùng Thừa Thiên - Quảng Nam nói chung.
Có 1 thời chính người viết cũng không thể nào nghĩ đến 1 lúc, trên cả nước mình sẽ không còn thấy nhà tranh vách đất. Bây giờ những chòi lá còn thấy được là các chòi lá trên kia, bán nước ngọt cho du khách (ngày nghỉ lễ rất đông). Bây giờ kiếm người bện tấm tranh đúng cách chắc cũng khó - thằng viết thì từ khi rời trại lao cãi đến nay đã quá lâu, quên tay nghề này rồi.
Mới ngày nào còn nghe cha kể lại, lúc đi kháng chiến ra đây trú quân, có làng (thôn) chài trong mỗi nhà vợ chồng con cái chí có 1 cái áo và 1 cặp quần vãi - có nhà không có - thấy người lạ đến chạy đi trốn hết, chỉ 1 người mặc quần ra chào.
Bên phá Tam Giang người dân chài được gọi là kẻ chài, 'kẻ' chỉ dùng chỉ 1 số ít tầng lớp người, như kẻ ăn mày, kẻ trộm kẻ cướp v.v... Họ nghèo đến đỗi phải mất luôn sự trân trọng của xã hội dành cho người đồng bào trong xã hội.

Đường ra Cửa Thuận ngày nay.


Ra khỏi Thành Nội qua Cửa Trài


Cầu Chợ Dinh qua Sông Hương, mới xây sau này.


Cho dù trong 1 thời gian dài là không phát triền nên kể là 1 vùng địa phương nghèo khó, nhất là vì khí hậu gió mùa và bão lụt thường xuyên nhưng nay nhờ thủy lợi và đường xá cầu cống giao thông cải thiện, và kỹ năng nông nghiệp tiến bộ thì đã khá giã hơn nhiều.


Ok ok em vui mừng với thân phận đã khả quan của con người Việt Nam quá, sớm muộn sẽ bị 1 số bọn "trí thức" mồm loa mép dãi kết án em là ca tụng "Việt Cộng", em sợ lắm. Sợ vãi.


Hình dưới: đứng trên cầu Thuận An nhìn về hướng Đông Nam. Với bề cong của trái đất thì chỉ có thề nhìn thấy đến Mũi Chân May tức vùng cao nhìn xuống Đần Cầu Hai (xin xem du ký Bạch Mã 2015). Một vùng trời-biển-núi duy nhât có thể tìm thấy trên toàn cõi nước Việt Nam. Vì góc rọi mặt trời lúc này các hình nhìn vào đất liền (Tây) và ra phía đầm Tam Giang bị tối, nhưng chung chung chân trời cũng như hình dưới. Đây là đất Thuận Hóa mà xưa kia người Chàm đã đỗi cho dân tộc ta, Nguyễn Hoàng đã thấy ngay cảnh đất trời này là đất xứng đáng dịnh cư và phát triển, lập nghiệp lớn.


Thời buổi mạng hình xuyên quốc gia Internet google gì cũng có, cho nên hình ảnh biển trời và bãi cát trắng tinh như trên chả có gì đặc biệt. Nhưng bạn thử nghĩ, nơi gần bạn ở có được mấy nơi như vậy? Ơ Mỹ, ở Âu Châu? Và khả năng bạn sẽ đến được mấy nơi và bao nhiêu lần. Ơ Việt Nam hầu như ở đâu cũng có từ Vũng Tàu ra tới ngoài Bắc, và ở đâu cũng chỉ cần 1/2 ngày là tới được.




Thần kinh Huế     1.  2.  3.  4.  5.  6.  7.  8.  






Làng tôi

Em "về làng" vào năm 2014, cho dù từ khi sanh ra đến nay chưa có bao giờ đặt chân đến - ngay cả trong bao nhiêu lần về Huế từ tuổi nhỏ đến khi lớn lên trở về. Quê nội mà cha em đã rời từ năm 1947, và khi nhắc đến luôn gọi là "làng mình", làng Ngoc Anh, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên.

Làng Ngọc Anh cách Thần kinh Huế chỉ 2 cây số chim bay, chừng 3 cây số trên con đường từ Vỹ Dạ ra cửa Thuận. Ngày nay đường trải nhựa dọc ngang nên muốn về làng chỉ dưới 1/2 giờ xe ôm.

Xưa kia băng đồng mà đi thì phải gần 1/2 ngày. "Xưa" là như đoạn cuối trang này sẽ đề cập đến sau. Mời bạn đọc xem hình ảnh năm 2014.
Năm 2014 người viết đã nhờ bác xe ôm đưa về thăm quê nội, mặc dù nay không còn ai là bà con (gần) cư ngụ tại đó (hầu hết đã rời làng lên tỉnh hay đi xa hơn).
Đường vào thôn năm nay vẫn là đường tẻ nhỏ nhưng không còn là con đường đất với vũng trâu nằm như họ hàng nói - đấy là mới đây trong những năm 1980.
Trên tờ khai sanh người viết nơi sanh (sinh quán) ghi là: Ngọc Anh, Phú Vang, Thừa Thiên. Thật ra là Bệnh Viện Huế nhưng chắc là do cha tôi muốn thế, để thằng con nhớ rõ cội nguồn của mình cho dù sẽ đi xa đến đâu. Năm nay từ rất xa quay về làng để tròn ước nguyện của cha.
Một ốc đảo nhỏ trong làng còn giử mãi đến nay không gian thôn nghèo Ngọc Anh, tuy rằng ngáy nay trong làng không còn thấy nhà tranh vách đất nào. Cái rớ tre như trong những cầu chuyện về làng năm xưa vẫn còn hiện hữu, có lẽ tại chính vị trí cách đây 1/2 thế kỷ.
Sông này một đàng đưa về Vỹ Dạ một đàng ra sông An Cựu. (Sông An Cựu chảy về Đầm Cầu Hai, cửa biển là Cửa Tư Hiền).
Từ đường họ Nguyễn - tức là Nguyễn văn - là họ nguyên khai dựng làng từ thủa ban đầu thời theo chân Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp.


Từ đường của phái nhì, gọi là họ Em, gia tiên người viết là phái nhất gọi là họ Anh. Họ Anh tới trước định cư mở mang đất này. Làng xã Việt Nam có kết cấu lớp lang với truyền thống sâu đậm, bề dày hằng có nhiều trăm năm. Ngày nay người theo người đi xa "hội nhập" trào lưu mới xã hội đô thị hóa,  truyền thống này, văn hóa này e sẽ thất truyền mai một. Cũng may là còn hiện hữu những nơi như làng Ngọc Anh này (các vùng miền khác thằng viết đi qua thấy ít rõ thua) 

Đình làng. Trọng tâm của đời sống cộng đồng lảng xã là đây, cốt lõi của tính dân tộc Việt ta là từ đây mà ra.
Thử hỏi trong xã hội đô thị hóa hiện nay, người đã rời làng xã còn mấy ai quan tâm, hay manh nha thực hiện lưu truyền. Người Hoa, người Do Thái, người đạo Hồi, nhiều dân tộc khác, đến khắp nơi kể cả thành thị thì còn mang theo thực hành, cụ thể hướng về cội nguồn địa lý và lịch sử của dân tộc mình. Người Việt mình thì không, thậm chí còn thu gọn gia đình về mẫu mã gia đình hạt nhân theo kiểu Âu Mỹ, lấy đó làm hãnh diện. "Hội nhập".

Nhiều lớp người kể cả các vị gọi là "trí thức" mơ hồ về từ ngữ 'hội nhập'. Một số cư ngụ ở xứ dùng Anh ngữ: hội nhập tiếng Anh là integration, khác với assimilation là đồng hóa. Nước chủ chỉ yêu cầu mình hội nhập, mình tự nguyện đồng hóa chưa chắc làm họ vui lòng gì hơn, đôi khi còn làm họ thất vọng về mình vì họ trân trọng cái đa dạng trong xã hội của họ.
Một dân tộc bị đồng hóa và mai một do sức ép từ bên ngoài nhưng cũng do từ trong đầu người dân không còn lấy gốc làm quý, thiêng liêng, lại còn muốn mau mau từ bỏ. Một thiểu số không ít định cư được ở các xứ giàu có phát triển liền tuyên bố nhận nơi mới đến là "quê hương", "tổ quốc thứ hai" của mình! Làm như thể quê hương là 1 chứng từ, 1 con dấu, hay 1 tỉnh từ có thể hoán chuyển thay đổi. Chứ không phải là sông núi, miếng đất có thể bốc lên được, xóm làng, thành phố, vùng miền nơi mình sanh ra và lớn lên, thành con người. Cái đó làm sao vứt đi được, tráo đi được?
Lố lăng thay những thằng người da vàng mở miệng, bằng tiếng Việt, tự nhận mình là người Mỹ, "tôi là người Canada!", hay "con tôi người Pháp". Bẽng lẽng thêm cái đuôi "gốc Việt". Nhiều cô cậu bẽng lẽng, chỉ tự nhận "tôi là người gốc Việt"! Bằng tiếng Việt! Da vàng mắt xếch mũi tẹt, nhà thằng nào cũng có chai nước mắm và nồi cơm điện, cha mẹ người Việt mà mình chỉ là gốc Việt thôi à!?
Sân đình làng truyền thống còn là nơi trai tráng đến tập luyện nghề võ cổ truyền địa phương, một nét rất thuần túy Việt Nam.

Đình đền lập nên thời Nguyễn từ Miền Trung về Miền Nam (Miền Tây) thường hay có 4 chữ Quốc Thái Dân An. Bón chữ tuy đơn sơ nhưng đậm tình người, thiết tha và thắm thía, như lời khấn cầu của dân, quan, vua chúa. Đối lại với những khẩu hiệu rỗng tuếch hoặc sặc mùi tuyền truyền chính trị: Độc lập tự do hạnh phúc - Liberté fraternité  égalité - E pluribus unum  - Tam dân v.v...
Đền thờ Mạc Mi Cô, Hà Tiên (mới xây)
Trong tín ngưỡng người Việt có đạo thờ quê hương (cụ thể: đền, đình là để thờ phụng). Các "văn minh" khác chỉ đưa quốc gia vào tôn giáo chủ đạo của xứ họ (của giai cấp lãnh đạo xứ họ) để nuôi dưỡng tinh thần độc tôn quốc gia dân tộc, lòng "yêu nước", sự ưu việt của giống dân mình, Từ Nhật cho đến Đức, đến Anh quốc đến Mỹ v.v... Người Việt thờ tổ tiên, từ đó là quê hương tổ tiên do từ lòng biết ơn và lời cầu phù hộ. Cho quốc thái dân an.


Cha tôi qua đời năm nay, thọ được 92 tuổi. Lúc vào tuổi ngoài 80 vì muốn cha mình vận dụng trí tuệ thường xuyên người viết đã đề nghị cha ghi lại hồi ức về lịch sử, xã hội, phong tục tập quán và truyền thống làng mạc và cả về đất thần kinh, đời sống và lễ hội xứ Huế những năm 1945 trờ về trước. Sau đây là 1 đoạn về chính đình làng Ngoc Anh này trong những ngày lịch sử tháng 8, 1945.

Trích...
Khoảng 14, 15 tháng 8 năm 1945, tôi về thăm nhà thì anh em cho biết tối 16 tháng 8 thanh niên có tổ chức lửa trại nên tôi ở lại tham gia. Lửa trại được tổ chức như thường lệ tại trước đình làng, nơi sân tập, trước mặt lớp bình dân học vụ. Nghe lửa trại và văn nghệ bà con đến xem đông lắm.

Khi trời tối tôi mới thả bộ ra xem vì không có nhận nhiệm vụ gì. Ðến nơi tôi hết sức bất ngờ vì quan cảnh khác hẳn thường lệ. Trước lớp học có đặt một cái bàn, có một ghế dành cho chủ tọa, hai bên bàn để hai ghế dài, và trước sân có trồng một cây tre làm cột cờ. Thường khi lửa trại chỉ có một đống củi ở giữa sân, đồng bào ngồi quanh dưới đất để xem. Anh em thanh niên tập trung cũng khá đông lối trên 20 người (tất cả thanh niên làng khoảng trên 50 người) vì có một số đi làm ruộng về mệt không ra dự, cầm gậy tầm vông bằng tre cán dáo mà tôi đã chỉ cho họ làm để tập múa côn lúc trước. Phu thì đeo dao găm. Bà con ngẩn ngơ không hiểu sao cả. Ðã trể giờ rồi mà chưa thấy bắt đầu, tôi hỏi thì Phu bảo đợi anh Hồ về chủ tọa. Ðến khoảng 9 giờ thì Hồ đạp xe đạp về, lên ngồi ghế chủ tọa, Phu vào đứng cạnh bên, anh em thanh niên vào ngồi hai băng hai bên. Một thanh niên cầm cờ ra cột vào cây tre và hô chào cờ.
Bà con trong làng xưa nay chưa biết chào cờ là gì, vì họ chỉ thấy khi nào Làng Tế thì có trồng sẵn cờ ngủ sắc đuôi nheo hai bên sân đình rồi, chỉ có anh em học sinh mới chào cờ trước khi vào lớp mà thôi. Không ai biết phải làm gì nhưng đứng im lặng vì ngạc nhiên. Cờ kéo lên lại không phải cờ Quẻ Ly của Việt Nam, mà là một lá cờ đỏ giữa có sao vàng, cờ mặt trận Việt Minh mà tôi được thấy lần đầu. Có mấy ông công chức, hưu quan hay hương hào biết nhưng không dám nói gì. Rồi hô hát Quốc ca nhưng cũng không phải bài Quốc ca mới của Việt Nam, bảng 'Ðăng Ðàng Cung', mà là bài 'Tiếng gọi Sinh viên' của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước  mà sau này là bài Quốc ca của nước Việt Nam Cộng Hoà. Xong Hồ tuyên bố rằng Nhựt đã đầu hàng Ðồng Minh, chúng tôi là Mặt trận Việt Minh phải cướp chính quyền để cho bọn Pháp không trở lại được, rồi bảo các thanh niên đi đến nhà ông Lý trưởng Nguyễn Cầu để thâu đồng triện, và kéo nhau đi, do Phu và Hồ dẫn đầu, bà con giải tán. Một số đứng lại tụm năm tụm ba bàn tán. Chú Hường Cận kéo tôi ra một bên trách rằng tụi bây làm tầm bậy nguy lắm, họ về bắn chết cả làng.

Tôi không biêt nói sao, nhưng lại nghĩ họ thành công vì là do Trường Thanh niên Tiền Tuyến tức là chính phủ chủ trương, Nhà Vua chỉ có một đội lính Khố Vàng làm sao dẹp được. Tôi đi theo anh em thanh niên đến nhà ông lý Cầu. Ông đã già rồi và ở xa đình làng nên không đến dự buổi lửa trại. Ông bị bất ngờ, nhưng tuy không học hành gì mấy ông cũng đã biết rõ Cộng Sản qua các vụ Sô Viết Nghệ Tỉnh, nên không phản đối, lấy con dấu (mộc triện) giao lại, thế là xong.
Cách Mạng thành công ở làng Ngọc Anh, và vì làng Ngọc Anh đứng đầu tổng, nên khi con dấu của làng Ngọc Anh đã bị thâu đi thì xem như cả tổng đều bị chiếm. Chương trình đã được vạch sẵn đâu rồi nên Phu, Hồ bảo anh em ngày mai họp ở đình làng để về huyện thâu con dấu. Sáng sớm ngày kế rất đông thanh niên nam nữ tập trung trong đình, không phải ngoài sân như trước vì đã làm chủ, sắp thành hàng ngũ kéo xuống huyện Phú Vang cách độ bốn cây số trên đường về Thuận An. Ðến nơi thì đã có các đoàn thanh niên các xã gần đó đến trước, cùng rất nhiều bà con lân cận hiếu kỳ đến xem. Không rõ ai vào trong huyện tiếp xúc với Tri Huyện mà sau đó một lúc ông Huyện đi ra nói với đồng bào rằng ông đã giao nạp con dấu rồi nay ông là thường dân, ra chào đồng bào để về quê quán. Ðó là ngày l7 tháng 8 năm 1945.
Ngày hôm sau 18 tháng 8 việc thâu con dấu của Phủ Doản (Tỉnh trưởng) Thừa Thiên cũng tương tự như vậy do thanh niên các huyện và thanh niên học sinh thành phố Huế đảm trách, vụ này tôi không đi dự.

Tòa Khâm Sứ, nơi đại sứ Nhựt kiêm tư lệnh quân đội hoàng gia Nhựt đóng và Thành Nội nơi chính phủ Nam triều Trần Trọng Kim ở và Hoàng Cung, nơi Vua Bảo Ðại ở không xảy ra việc gì.
Ngày 23 tháng 8 năm 1945 tất cả thanh niên học sinh kinh thành, thanh niên sáu huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Hương Thủy, Phong Ðiền và Quảng Ðiền cùng đồng bào Thành phố tập trung tại Sân Vận Ðộng Huế. Phái đoàn từ Hà nội do Trần Huy Liệu vào trong Nội tiếp xúc với vua Bảo Ðại rồi ra Sân Vận Ðộng tuyên bố nhà Vua đã thoái vị và đọc bản tuyên cáo thoái vị của nhà vua. Kinh Ðô Thuận Hoá Huế từ đây trở thành Cố Ðô như Thăng Long khi thất thủ dưới quân Tây sơn Nguyễn Huệ. Người dân Huế mừng được độc lập thanh bình nhưng không khỏi bùi ngùi nhớ tiếc thời huy hoàng mấy trăm năm trước.

Ðồng bào trước khi giải tán đứng lại nhìn lên trời ngóng trông vì có tin đồn máy bay Ðồng Minh (Hoa Kỳ) sẽ bay qua để chào mừng Cách Mạng thành công, nhưng mãi không thấy, chỉ nghe tiếng ù ù ở dưới phía cửa Thuận An. Thì ra có bốn năm mươi chiếc máy bay Mỹ bay dọc bờ biển nhưng không lên Huế vì thấy cờ đỏ sao vàng biết là Cộng Sản, chỉ bay phô trương lực lượng thôi.

Vua Bảo Ðại tuyên bố thoái vị lấy tên là Nguyễn Phước Vĩnh Thụy và nói rằng ông thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ. Việc Vua Bảo Ðại thoái vị và nhận làm Cố vấn tối cao cho ông Hồ chí Minh, đem cho ông này về mặt hợp pháp khiến các nước đồng minh, mặc dù bất mản như Trung Hoa Quốc Dân đãng, cũng phải nhìn nhận thực tế.



... Hết trích
[ Cha tôi theo Vệ Quốc Đoàn, trung đội trưởng, tham gia trận chiến mở màn 30 năm tháng 12-1946 (trận chiến Huế 50 ngày) và bị thương nặng. Về thành năm 1947 trước khi tôi ra đời ]

Trên đây chỉ là tự truyện* của một người trai nước Việt ghi lại, rành mạch, cụ thể, không biện bạch. Bạn đọc xem cho biết mà đừng phê phán chi. Để ý thức rằng, từng mỗi địa phận quê hương mình lướt qua trong lúc du lịch ơ hờ đều có chiều sâu lịch sử của nó. Mình, người Việt, có nên quan tâm biết đến chăng?

*Tự truyện: Bài ghi lại những chuyện đã xãy ra trong một xã hội, địa phương, tiếng Anh là chronicle.



Quê nghèo. Nhạc sĩ: Phạm Duy. Ca sĩ: Ái Vân. nguồn nhaccuatui.com - Về một ngôi làng trên đất Bình Trị Thiên.