Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Cầu Long Biên: không gian con người

Hồng Hà Ký Sự - Phần XIII

Không gian cầu Long Biên, một hệ thống sinh thái cá biệt giữa lòng Hà Thành dưới góc nhìn của 1 du khách tầm thường, đi bộ khám phá.


Xin gửi đến bạn đọc những góc nhìn không mấy phổ thông về một không gian đặc biệt  ngay giữa thủ đô Hà Nội. 'Ngay giữa' là ngay chính giữa, trung tâm của bản đồ. Đây  là 1 cái xó khuất mắt vì nó nằm dưới mặt bằng đời sống thường nhật của nhiều dân cư và tuyệt đại đa số du khách. Một môi trường sống đặc biệt nhất không thể dễ dàng xếp loại. Thành thị? Ven đô? Nông thôn, hay vùng xa vùng sâu?
Gầm cầu Long Biên. Chỉ cách bờ Hồ Gươm tha thướt nổi tiếng vài trăm mét chim bay nhưng nằm hằn ra ngoài lộ trình du khách đến từ trong hay ngoài nước - và một đa số cư dân thủ đô.
Cầu Long Biên là 1 kiến trúc có tinh chất biểu tượng của thủ đô Hà Nội từ khi mới đươc hoàn thành cho đến ngày nay, xuyên qua 45 năm vô sự rồi 2 cuộc chiến Đông Dương trong thế kỷ trước. ['Thủ đô' là thủ đô ngày nay, lúc cầu đươc xây dựng Hà Nội chỉ là thủ phủ đất Tonquin, đô thị Đông Dương đươc người Pháp ưa chuộng và ưu đãi là Sài Gòn và kinh đô nước An Nam là Huế]. Do đó đã có quá nhiều giấy mực hình ảnh và megabytes dành cho đề tài này rồi. 
Blog này chỉ xin đem đến với bạn đọc ở xa 1 ít góc nhìn có tính chất tiết diện trong  khoảng thời gian hiện tại - trong tương lai rất gần thì sẽ có nhiều thay đổi lớn và sẽ không còn như trong hình ảnh nữa, biết đâu không chừng cả chiếc cầu lịch sử sẽ không còn, và sẽ chỉ là... lịch sử.
Để định vị: trong tấm ảnh tư liệu dưới đây là toàn bộ không gian của các hình ảnh  trong blogpost này, từ góc trái cho đến cù lao giữa giòng Sông Hồng trong góc trên bên phải. Một du khách từ xa đến có thể trải nghiệm đươc dễ dàng trong 1 thời gian ngắn đi bộ tham quan. Nếu không thấy không ảnh này thì khó hình dung được bối cảnh, địa hình khi cầu Paul Doumer mới được xây dựng.

Hình trên chắc không mấy xưa, có lẽ chỉ sau 1954 và trước cuộc chiến với Mỹ. Đoạn từ cạnh trái hình ra đến cù lao giữa sông là gần đúng 1 cây số, là đoạn các hình ảnh trong post này đươc chụp, từ 2 đường xe hai bánh ở 2 bên. Lường đất dài trong hình chui qua phần cầu phía trái là đê Yên Phụ, trong hình dưới có vách tường phủ mosaic sứ màu. Các hình ảnh có nhà cửa phần đầu trang này là từ khu bãi sông phía ngoài đê, nơi thấy vũng nước, phía trái sát đê là chợ rau quả Long Biên. Nhà cửa và khu chợ đã xây kín trên phần bãi sông này.
Đây - 2 góc nhìn trên và dưới này - là 2 thoáng nhìn duy nhất mà người qua đường (không tò mò và không màng khám phá tìm xem) ngày nay thấy đươc về chiêc cầu 1 thời không xa đã là quan trọng bậc nhất không riêng của Hà Nội mà của cả Miền Bắc. Ngoài ra toàn bộ cây cầu và môi trường của nó bây giờ là khuất mắt và từ điểm này thì chỉ có thể thấy đươc nếu tìm đươc đường lên nhịp cầu dẫn này từ sau lưng Chợ Đồng Xuân.
Đối với một bộ phận nhất định  cư dân xử dụng đường cầu thường ngày thì đây lại là môi trường, thế giới gần như riêng của họ. Một không gian không nằm trên tuyến đường của đại đa số du khách hay ngay cả của 1 số lớn cư dân Hà Thành.
Cầu Long Biên là cầu xe lửa với 2 đường 2 bên vừa cho 1 xe cơ giới đầu thê kỷ thứ 20 đi lọt. Cái hơi lạ là chiều cho 2 làn đi tới là tay trái và về là tay mặt. Hai đường đi nay chỉ dành cho xe 2 bánh và người bộ hành. Bộ hành thì ngoài thằng viết và 1 tốp chụp hình đám cưới, 2 du khách Tây chẳng có ai khác dùng cầu để đi lại giữa 2 bờ. Khó có thể tưởng tượng là chỉ mới đây, trước năm 1985 khi 2 cầu Chương Dương và Thăng Long được khánh thành thì cây cầu này là phương tiện đường khô ra trò duy nhất để quá giang Hồng Hà trên toàn lãnh thổ Miền Bắc. 
Để lên cầu (đi bộ) đến điểm chụp những hình ảnh này thì từ chợ Đồng Xuân có 2 đường lên, bên này và bên kia đường nóc đê Yên Phụ, đoạn này mang tên đường Trần Nhật Duật.
Góc nhìn đi bộ ra giữa bải sông, quân Hoàn Kiếm sau lưng. Hướng xe đến là hướng xe về từ quận Long Biên. Đoạn cầu này đi trên 1 mặt bằng cao ngang đường nóc đê Yên Phụ cố hữu, đã được bồi đấp lên không rõ niên đại. Nay trên mặt bằng này là gia cư của cả 1 vài phường. Chừng 800 mét sau:
Tại điểm này có 1 cầu thang đi xuống bãi sông phía dưới. Nói về bạo dạng và phiêu lưu khám phá thì em chắc không thua ai, nhưng mà văn hóa người Hà Nội thì em chưa quen và phải nói là rất trân trọng nên đéo dám xuống. Ngơ ngáo mang máy ảnh trên cổ xuống đấy vi phạm  địa phận riêng tư của cư dân thủ đô, biết đâu phải vứt bỏ của ôm đầu máu mà leo lên gấp. Em chưa rèn đủ thể lực, để khi khác. Cho nó lành.
Quay về hưu ngạn.Những đám cháy đốt rơm rạ và rác luôn luôn có, mang lại ô nhiễm smog cho bãi sông và các quận phụ cận. Hình đầu trang chụp vào buỗi sáng cho thấy không phải làn sương thơ mộng mà là smog, khí thải xe máy nổ và khói (smoke) từ các đám đốt này pha quyện với sương (fog) - hai từ smoke fog tạo ra từ smog, chỉ 1 hiện tượng ô nhiễm hết sức độc hại.
Góc nhìn đi bộ hướng về trung tâm Hà Nội, hình trên là đường xe 2 bánh bên phải (tính theo chiều này, đi về hưu ngạn), hình dưới là đi theo đường bên trái: các bạn có để ý là chiều xe vì lý do đường dẫn mà ngược quy luật phải/trái của luồn xe bình thương.
Đi lần về hướng hưu ngan, phía Hoàn Kiếm, Long Biên sau lưng.
Dưới chân cầu là nơi 1 số người dân đã đến định cư - không biết từ giai đoạn nào - sống với rác thải, nhờ rác thải và giữa rác thải của thánh phố, và đặc biệt từ Chợ Long Biên gần kế bên.
Góc nhìn đi bộ hướng về quận Hoàn Kiếm, chừng 150 mét trước khi đến mặt đường Yên Phụ. Mặt đường Yên phụ là đường nóc cố hữu của đê Yên Phụ, nay đã được bồi đắp ra tới đây, làm mặt bằng cho khu chợ đầu mối hoa quả là chợ Long Biên mà các bạn xem thấy hình trong trang này.
Chợ rau quà Long Biên phía ngoài đê Yên Phụ
Nhìn qua nóc Chợ Đồng Xuân từ Phố Cổ Hà Nội






Hồng Hà Ký 🔁 Sự Phần I 







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét