Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Hồng Hà Ký Sự: Châu Thổ

Hồng Hà Ký Sự - Phần XIV


Châu thổ là vùng đất được tạo thành bởi 1 giòng sông lớn - lưu lượng lớn, lượng tải phù sa lớn  - tại giao diện giữa giòng sông đó với biển cả (hay 1 biển hồ lớn) [*]. Phương Tây gọi là delta vì hình thù châu thổ luôn là 1 tam giác - Delta là ký tự Hy Lạp cho chữ D La-Tinh, hình 1 tam giác. Đi vào châu thổ các sông ngòi lớn như Mississippi, Nile, Gange, Mekong... là chổ hiện nay ta thấy dòng sông lớn bắt đầu tách ra thành nhiều nhánh nhỏ chia nước đưa ra bờ biển của châu thổ. Do đó ta dễ nhận biết châu thổ sông Hồng bắt đầu ở Sơn Tây khi sông Đáy bắt đầu tách ra, sau đến sông Đuống. Từ đó sông chia ra rất nhiều nhánh nũa, có nhánh tách ra rồi lại thông lại với giòng chính hay nhánh phụ. Đổ vào châu thổ sông Hồng lại còn có sông Thái Bình từ phía Bắc Chí Linh chảy xuống.
Châu thổ được nhân loại dùng vào nông nghiệp, và phần lớn địa hình địa vật chịu ảnh hưởng văn hóa của con người đến đó canh tác. Hình thái châu thổ sông Hồng nhìn từ trên không khác hẳn vùng châu thổ sông Mekong hay Đồng Nai-Vàm Cỏ vì lịch sử khai thác và định cư của 2 miền khác nhau, cho dù mẫu số chung vẫn là lúa nước. Các bạn so sánh ảnh dưới với các không ảnh trong blog này - dùng Mục Lục điểm dến - của những châu thổ miền Nam. Khác biệt rõ nét nhất là khu dân cư ở đây rất co cụm và quy hoạch, theo truyền thống làng mạc xưa sau lũy tre, sau thì kinh tế hợp tác xã cũng góp phần củng cố lối quy hoạch này thêm. Ở miền Nam nhà ở thì rải rác khắp đồng ruộng và tụ về ven các trục giao thông, là đường xá hay kinh lạch.
* - Lưu vực là vùng địa lý 2 bên 1 giòng sông cung cấp nước cho 1 giòng sông.

Hình thái của châu thổ sông Hồng và phụ lưu nhìn từ trên cao. Hình chụp từ trên 1 chuyến bay cất cánh từ sân bay Nội Bài. Hình ở 9 km xuôi đường bay về hướng Đông khi phi cơ đang lấy cao độ. Khúc sông đặc trưng dễ nhân biết trên không ành Google Maps. Đây là con sông mang tên mộc mạc là sông Cà Lồ sẽ đổ vào sông Cầu, rồi chừng 40km sau tại Chí Linh sẽ hơp với sông Thái Bình đổ vào sông Đuống, xóa tên sông Đuống tại Chí Linh. Sông Thái Bình chia nước cho Kinh Thầy rồi sau đó chảy về thành Phố Hải Dương. Nước Kinh Thầy chia ra rồi nhập lại, rồi lại tách đôi, 1 giòng ra sông Bạch Đằng, 1 giòng ra sông Cấm. Hai sông này gặp nhau lại tại Hải Phòng
Trên bản đồ Google các bạn thấy rõ tam giác sông Hồng, góc Tây Bắc là Hà Nội (khu vực Sơn Tây). Hai góc dưới là: ngôi sao phía dưới là cửa sông Đáy đổ ra biển tại Kim Sơn, Ninh Bình, ngôi sao phía trên là 2 cửa sông Bạch Đằng. Mũi tên giữa chỉ cửa Ba Lạt, cửa biển chính thức của sông Hồng.
Giữa 2 cửa cực Nam và cực Bắc của châu thổ ngày nay đếm được có 13 cửa sông lớn nhỏ.

Giòng chính con sông chảy vào châu thổ theo 1 đường tương đối trực tiếp it quanh co từ đô thị Hà Nội, qua Hưng Yên rồi Nam Định. Giòng chính con sông không còn tên Nhị Hà mà mang vô số tên tùy khúc sông. Từ khi sau thời Jean Dupuis thì trên bản đồ chỉ còn tên là sông Hồng, từ Hà Nội đến cửa Ba Lạt. Đây là giòng sông tại cửa ngõ tp Nam Định, hình năm 2013. Bề ngang của sông là chừng 1/2 cây số. Góc nhìn về xuôi hướng Đông.
Năm 2013 người viết đến thành phố Thái Bình từ Hà Nội qua ngã Phủ Lý, tức qua Thái Bình từ Nam Định. Đoạn cuối là trên QL10 từ ngoại ô tp Nam Định qua (tp Nam Định cách tp Thái Bình 20km). QL10 vượt dòng chính của sông Hồng ở ngoại thành chừng 3km cách trung tâm thành phố. Cầu là cầu Tân Đệ: hình chụp qua kính xe chạy về Thài Bình, góc nhìn là về xuôi. 
Hạ lưu chổ này 65km đường sông, 45km chim bay về vịnh Bắc Bộ, là cửa Ba Lạt, cửa biển của dòng chính sông Hồng Hà. Điểm đến của hành trình 1150 cây số của giòng sông đã bắt đầu tại phía Nam thành phố Đại Lý tỉnh Vân Nam. 
Bạn đọc so sánh với kích thước dòng sông tại Lũng Pô thì phải nhận thấy ngay là giọt nước tại đó trôi tới đây là lạc loài đến như thế nào.
Hình dưới là hướng nhìn về thượng nguồn trên chuyến xe đi về, từ Thái Bình qua Nam Định. Sông là ranh giới giữa 2 tỉnh, 2 tỉnh đều có bờ biển trên vịnh Bắc Bộ. Nhắc lại vị trí điểm này là cách 45km én bay đến bờ biển.
Giòng sông Hồng tại đây trong thấy rất rộng và có một ít uy nghi, nhưng rất êm đềm và yên ả - không cuồn cuộn như 1 Hậu Giang hay Tiền Giang, hay Mississippi vì lưu lượng kém thua rất nhiều. Trên sông bạn đọc không thấy ghe thuyền chuyên chở hay vận tải, ắt phải vì lòng sông không đủ sâu.

Ở điểm 2km hạ lưu cầu Tân Đệ cũng ở  ngoại thành tp Nam Định thì sông Hồng chia 1 nhánh không nhỏ, tên là sông Nam Định, sông chảy bọc thành phố cạnh hướng ra biển, cầu vượt sông này ở ngay phía Nam của thành phố. Hạ lưu nhập vào sông Đáy từ thành phố Ninh Bình chảy về, Sông Đáy từ đấy chảy ra cửa biển tại huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình sau khi qua vùng Phát Diệm. (Cửa biển cách nhà thờ đá Phát Diệm 12km đường chim bay)
Cầu qua sông Nam Định (QL-21A) chiều nhìn về thượng lưu, và hạ lưu, hình dưới.
Hình dưới: QL21A từ tp Nam Định ra miền duyên hải có đoạn chạy theo 1 khúc uốn hạ lưu của sông Hồng mà mình thấy trong hình cầu Tân Đệ. Địa hình đồng bằng phẳng phiu cho thấy cảnh quan hơi lạ thường, là ghe tàu có vẽ như ở trên cạn, trên đồng ruộng. Tương tự như góc nhìn trên đồng bằng sông Đông Nai gần tp HCM. Đây là nông thôn hữu ngạn sông Hồng, miền duyên hải cách biển chừng 20km. Hình như là 1 xưởng sửa chửa đóng tàu. Xét theo kích cở các vỏ tàu mình cũng đoán được lòng sông sâu cạn như thế nào. Các chiêc tàu trông thấy là trên sông Hồng, cách cửa Ba Lạt chừng 43km đường sông, chim bay chừng 30km.
Cảnh quan QL21A đi qua vùng duyên hải nói trên.Vùng nông thôn châu thổ sông Hồng tại Nam Định đại loại như thế này, không mấy đa dạng. Làng mạc sắp đặt theo quy luật nhìn thấy trong hình đầu trang.
Năm 2012 người viết đã nhờ chú tài tìm tòi giưa các đường làng nhỏ chi chít trên đồng bằng duyên hải Nam Định đường ra bờ biển vịnh Bắc Bộ, mục đích tìm thăm các nhà thờ đổ trên vùng biển xâm thực trước khi biến mất. Ra đến bờ biển Hải Hậu, là 1 con đê biển dài thằng tấp.
Bên ngoài đê biển là các bãi ngập khi thủy triều lên, là vị trí 1 số làng chài nay đã di dời vào trong để lại vết tích nhiều nhà thờ cổ từ thế kỷ thứ 17. Các di tích này đang biến mất nhanh chóng, trong 4 di tích nhà thờ đổ người viết đến xem thấy đến nay 2019 chỉ còn 1 ở một cồn cát có lẽ cao hơn cường triều (nhà thờ trong hình dưới). Từ điểm này men theo bờ biển đến cửa Ba Lạt là chừng 30km ở phía Bắc.
Cửa biển cực Bắc của châu thổ sông Hồng Hà là cửa sông Tranh - dịch theo Đại Nam Nhất Thống Chí - hay Chanh theo dân giã, tách ra từ sông Bạch Đằng tại Quảng Yên. Kế đến là cửa Cấm.
Cầu Bến Bính trên sông Cấm phía Bắc Hải Phòng


Sông Bạch Đằng và sông Cấm gặp nhau cách cửa biển 5km nên cửa sông khi đươc gọi cửa Cấm, khi thì cửa Bạch Đằng.  Góc nhìn từ giữa cửa biển, nhìn về đất liền, cảng Hải Phòng và hình dưới là nhìn ra khơi. Hình chụp năm 2015, vì nếu trong năm nay 2019 sẽ thấy trong không gian này 2 cây cầu rất dài là cầu Bạch Đằng - cao tốc Hạ Long-Hải Phòng - và cầu Tân Vũ Lạch Huyện đi ra đảo Cát Hải.
Trên cầu Bạch Đằng 2019 nhìn lên hơp lưu sông Cấm, bên trái, và sông Bạch Đằng, bên phải. Qua trái sẽ lên cảng Hải Phòng, nhín thấy tp Hải Phòng trong xa. Qua phải ngược sông Bạch Đằng 10km sẽ đến thị xã Quảng Yên, vị trí các bãi cọc Bạch Đằng. Khi Hải Phòng chưa là gì cả, chưa là 1 cái tên thì Quảng Yên là trọng tâm giao thương - quốc nội và quốc ngoại - của vịnh Bắc kỳ, thương thuyền phương Tây đến đấy buôn bán trao đổi. Lúc xưa đó họ xem cửa Cấm là cửa 1 con sông lớn có nhiều triển vọng mà họ gọi là sông Tonkin. Năm 1873 Pháp đến lập 1 thương điếm tại xóm Cửa Cấm, nơi sau này là đầu phía biển của cảng Hải Phòng, luc đó chỉ là 1 xóm nhà mái lá giữa 1 bãi lau sậy sình lầy.
Cầu Bạch Đằng trên cao tốc Hạ Long-Hải Phòng vượt cửa Cấm phía dưới tp Hải Phòng. Hiện nay xử dụng cao tốc bạn có thể từ Hà Nội đến Hạ Long trong vòng 3 tiếng đồng hồ.

Cuối cùng, cạnh phía Nam của châu thổ sông Hồng là lưu vực sông Đáy (QL1A,Quốc lộ 1 cố hữu chạy dọc theo cạnh này). Sông Đáy chảy qua thành phố Ninh Bình, QL1A vượt sông tại đây.
Nông thôn đồng bằng sông Đáy. Nhìn về phía Nam - Tây Nam là dãy núi trong đó có cố đô Hoa Lư và phía Bắc thì có Chùa Hương. Cụm núi này là núi vôi thấp và chân nằm ngang cao độ đồng bằng sông Đáy, rất thấp, tạo 1 ấn tượng "Hạ Long trên cạn". Cụm núi này báo hiệu dãy Tam Điệp là dãy núi hình thể tương tự, là mốc địa lý lằn ranh giữa Bắc Phần và tỉnh Thanh Hóa. (Hình nhìn thẳng góc vào dãy núi, hướng QL1 chạy song song với núi).

Vùng Phát Diệm-Kim Sơn là vùng tiêu biểu cho đồng bằng duyên hải sông Đáy. Huyện Kim Sơn do cụ Nguyễn Công Trứ (1778-1858) thành lập và xây dựng hệ thống thủy lợi - kể cả các vùng từ Nam Định NInh Bình đem đến trú phú cho vùng này. Muốn thấy địa thế vùng này các bạn có thể du lịch tham quan nhà thờ đá Phát Diệm tại thị trấn Phát Diệm trung tâm điềm của vùng. Tt Phát Diệm cách của sông Đáy chừng 15 km và chim bay ra thẳng bờ biển thì 9 km. Cũng nên biết là hiện nay vùng châu thổ ven biển tại đay cũng đang đối phó với vấn đề biển lấn và đang có thi công hệ thống đê ngăn mặn như tại Nam Định.
Con kinh gọi là "sông" Vạc cụ Nguyễn Công Trứ cho đào chảy qua Phát Diệm. Từ đây ra tới sông Đáy là 3km, sau đó cửa biển là 9km về hạ lưu hướng Nam.
 Cầu ngói Phát Diệm bắt qua kinh Vạc
 QL 10 đoạn đi qua huyện Kim Sơn tình Ninh Bình.
 QL 10 dọc con kinh năm 2016

Thằng viết đã dọc ngang châu thổ sông Hồng khá nhiều lần, có thể định vị định hướng đươc dễ dàng nhưng thú thật là chỉ thường đi theo 3 cạnh của tam giác, vùng "ruột" của đồng bằng này cụ thể là quanh Hưng Yên thì chưa. Mong sẽ có dịp đi để mang về thêm hình ảnh dữ liệu dồi dào hơn về vủng đất này.



Còn tiếp



Hồng Hà Ký 🔁 Sự Phần I 






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét