Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Hồng Hà Ký Sự: Hữu Ngạn

HỒNG HÀ KÝ SỰ.  Phần VI

 
Tiếp theo bạn đọc sẽ cùng người viết đi ngược giòng sông từ tp Lào Cai lên thượng nguồn đến cột cờ Lũng Pô trong xã À Mú Sũng huyên Bát Xát. Mình sẽ chạy trên bờ tay mặt sông, với giòng sông là biên giới, nhìn qua đất bạn. Hình ảnh có một số lớn sẽ đối lại với hình ảnh post "Biên giới", du ký ngày 2 tháng 9 trong đó có cac ảnh từ bên trái bờ sông trên đất Trung.

Do từ liên kết với nhưng địa danh như Sa Pa, Hoàng Liên Sơn mà Lào Cai đươc cho là thành phố núi. Cao độ sông Hồng tại đây chỉ 73 mét trên mặt biển. Lào Cai là thành phố giữa núi thì đùng hơn. Thành phố trong thung lũng sông Hồng năm 2019 có chừng 173.000 cư dân, tuyệt đại đa số là đã lên định cư sau chiến tranh biên giới năm 1989, từ các tỉnh châu thổ giòng sông là nhiều (bên phía TQ dân số cả huyện Hà Khẩu trong châu Honghe là 80,000 nhưng không rõ đô thị Hà Khẩu  - gọi là Hà Khẩu Trấn - có bao nhiêu người).


Cảnh từ trên sân thượng khách sạn Mường Thanh nhìn về hướng Tây Bắc, bên hữu ngạn. Hôm qua 2.9.2019 mình xuống xe ở Hà Khẩu và đi đã qua thủ tục nhập khẩu bên tả ngạn nơi có cây cầu Hồ Kiêu. Để vượt sông Hồng qua bên này, gọi là khu Cốc Lếu hay Chợ Cũ mình đã qua chiếc cầu đầu tiên trên đất Việt. Theo hướng này đi lên, tức ngược dòng sông trên đoạn mà sông Hồng là biên giới, cách chừng trên 4km có 1 cây cầu nối liên 2 bờ của 2 nước. Đó là cửa khẩu Kim Thành. Hành trình hôm nay sẽ đi ngang qua đó trước.
Trên bờ tay mặt  đối diện khu cửa khẩu có 1 công viên chạy dọc bờ sông. Khu vực này gọi là Phố Cũ đối diện với tp Hà Khẩu TQ. "Cũ" đây là rất cũ rất xưa, tên địa danh từ thời triều Nguyễn từ tên Lão Nhai, xưa chắc chỉ là 1 cái xóm chợ cao nguyên. Đô thị hai bên sông này phải hiểu là rất mới so với thành thị Việt Nam hay Trung Quốc, chỉ mới được định cư vài thập niên gần đây - so với địa điểm trên bản đồ mà nay gọi là tp Lào Cai, văn vật khảo cổ tìm được có trên 2000 năm.
Ở công viên nhìn lên hướng Bắc là nước làng giềng. Nhìn thấy cao ốc và khu cửa khẩu Hà Khẩu. Mình phải ý thưc đây là nước giàu mạnh thứ 2 trên thế giới - so với nước ta chắc là gần hạng chót trên 195 quốc gia hiện có - thế nhưng sự cách biệt bề mặt nhìn thấy không có gì gọi là ghê gớm.
Công viên nhìn thằng qua bờ đối diện: khu vực cửa khẩu bên mình - cac bạn đối chiếu với các trang truoc để định vị. Nhìn thấy tòa nhà vuôn là cơ quan đi trú và hải quan mình đã đi qua. Nhìn thấy là 300 mét đầu tiên của giòng sông Hồng trong nước ta.
Nhìn chéo về xuôi cũng bên kia sông là khu Phố Mới với trong lề phải là chiêc cầu Cốc Lếu đầu tiên trên nước ta. Mình sẽ kết thúc ký sự Hồng Hà với chiêc cầu mới nhất trên cửa biển 1 nhánh sông Hồng, đó là cầu Bạch Đằng qua của Cấm tại thành phố Hải Phòng.

Từ đây về nguồn (tay trái) thì sông Hông là giữa 2 nước - đến Lũng Pô thi ở hằn bên đất Trung Quốc. Chúng mình đi lần về phía đó, hướng trái các hình.
Bên kia là tình Vân Nam, châu Honghe, huyện Hà Khẩu, tp (trấn, chen) Hà Khẩu. Bên mình là phường Phố Cũ (?) tp Lào Cai.
Trong đáy hình trên là chân cầu Kim Thành đi qua sông Hồng ở thương lưu ngã ba sông Nậm Thi khoảng 4km. Cao Tốc Nội Bài-Lào Cai tránh khu đô thị Lào Cai về phía Tây và kết thuc tại cửa khẩu Kim Thành đây. Dòng hàng hóa sẽ kết nối với cao tốc lên Côn Minh bên phía Trung Quốc.
Đây là chiêc cầu biên giới duy nhất giữa 2 nước là vượt qua sông Hồng. (Trên chổ này chừng 15km hiện đang còn hoạt đồng 1 Cửa khẩu Bản Vược có từ trước, nhưng tại đó xe cộ hàng hóa vượt sông bằng 1 bến phà.
Chổ này thấy vằng vẽ nhưng chỉ cách trung tâm tp Lào Cai 4km.
Chân cầu cách cầu Hồng Kiều ở hạ lưu là 4 cây số. Trên cổng chào viết là Trung Quốc Hà Khảu khẩu ngạn. Cũng là bảng viết trên cửa khẩu tại cầu Hồ Kiều - khẩu ngạn là từ đôi cho cửa khẩu (hải quan). Bên mình thì là Cửa khẩu đường bộ số 2 Kim Thành.
Khu cửa khẩu bên Hà Khẩu, đã phát triển chờ làm ăn lớn. (Lào Cai hẳn là 1 nốt quan trọng trong mạng lưới "Một vành đai, một con đường" của Trung Quốc, hàng hóa sẽ lên xuống giữa miền Tây Nam TQ với cảng Hải Phòng trong giao thương với vùng Indo-Pacific và xa hơn về hương Âu Châu, thực hiện giấc mơ xưa của người Âu thế kỷ 18, 19, nhưng không còn cần dùng đến sông Hồng). Thay vào đó là hành lang (cho xa lộ) Côn Minh-Mông Tự bắt qua hành lang thung lũng Hồng Hà - mà người viêt đã dùng hôm trước và là con đường Jean Dupuis đột phá để đến Vân Nam Phủ năm 1872 - và sắp tới là đường sắt Côn Mình-Hà Khẩu, hậu thân của đường sắt Côn Minh - Lào Cai người Pháp xây dựng lúc xưa. (đường sắt này đi 1 đường chéo từ Côn Minh tức Vân Nam Phủ xưa đến Lào Cai mà không theo thung lũng Bắc Nam Côn Minh-Mông Tự. Mông Tự trên bản đồ là Mengzi)
Dọc bờ sông bên mình thì là bãi chờ của các xe hàng. Hiện nay là vị trí trung chuyển hàng vì bên kia biên giới không thấy xe số Việt Nam, về sau có thể có hiệp ước kiều như giữa Mỹ và Canada và Mejico cho phép tài xế và xe hàng qua lại?
Bãi đỗ xe hàng bên đường phía trái rất lớn và có rất nhiều xe. Tại đây chỉ thấy xe hàng không thấy xe chở hành khách.
Từ đây mình ra khỏi thành phố Lào cai tiếp tục đi về hướng Bắc và vào huyện Bát Xát Lào Cai.
Đi tiếp lên con đường ven biên tức ven sông chừng 15km nữa thì có cửa khẩu Bản Vược, thấy hình như không còn xử dụng, cả 2 bên sông đều không thấy động tỉnh gì cả và xe tãi và containers phế thải nằm vãi bên bờ. Cửa khẩu này đặc biệt là sang sông không có cầu mà là 2 bến phà. Người viết không dừng tại đây nên có hình cụ thể. Tóm lại trên đoạn này cùa sông Hồng chỉ có cầu cửa khẩu Kim Thành là nối liền 2 nước.
Trên trục lộ đường tỉnh 156 chỉ có thị trấn Trịnh Tường là đáng kể, cư dân nhìn thấy như là 100% người KInh từ miền xuôi lên định cư. Tỉnh Lào Cai nói là có 25 "dân tộc anh em" nhưng trên tuyến đường này chỉ thấy qua vài em bé và người lớn là người Hmong chăn trâu bên đường, không thấy bản làng, người đi chuyển giao thông hay làm đồng áng.
Không gian yên bình thấy thích nhưng vào mủa mưa (hôm nay có mưa) và thu đông chắc phải là buồn thê lương.
Huyên Bát Xát ở Tây Bắc tp Lào Cai chiếm hết chiều dài biên giới do sông Hông tạo nên từ lúc cham đất Việt Nam đến tp Lào Cai. Post sau mời các bạn đi tiếp về hướng thượng nguồn.


Phụ Chú:

- Khẩu hiểu bên tả ngạn tại Hà Khẩu: "Cùng xây dựng 'Nhất Đai Nhất Lộ', Cùng nhau hưỡng cơ hội và thịnh vượng".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét