Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Sông Thao

Hồng Hà Ký Sự - Phần XI

   Có học giả tại Hà Nội [1] đã nêu giả thuyết tên sông Thao đến từ một tên gọi bản địa gốc Tai-kadai[2] là Nậm Tao. Gốc 'Nậm' còn được đọc thấy trong tên rất nhiều sông ngòi trong vùng ngày nay. Nậm Tao có nghĩa là sông lớn, sông chính. Thao Hà thì truy cập ra là trùng tên với một con sông bên Trung Hoa có thể đã được dùng từ lâu. Các nho sĩ xưa bên mình hay đặt tên địa phận Việt Nam theo tên sẳn có bên Trung Hoa rất nhiều, từ những thôn nhỏ đến sông núi lớn. Các tên trùng lấp Hoa-Việt khó là xuất hiện ở tiểu quốc trước khi được dùng ở nước lớn trung tâm văn minh và quyền lực khu vực một thời. Hai khả năng này hiện nay chưa thể xác định xa hơn.  Trong thư khố Việt Nam thì đã được Lê Quý Đôn nhắc đến, cứ cho là trí nhớ dân giã là lui từ đó về qua khứ 100 năm (nói 1 cách võ đoán là 5 thế hệ) thì tên này đã được dùng gọi từ khá lâu rồi, khoảng thế kỷ XVI.
Bây giờ là sông Hồng, mặc dù tại địa phương lưu vực khúc sông và Hà Nội 'sông Thao' còn thường được nghe nói. Đồng thuận hiên nay là khi gọi sông Thao - trong dân gian và lịch sử - là chỉ giòng sông Hồng từ tp Lào Cai đến Phú Thọ (Bảo Thắng xuống Ngã ba Hạc). 
[1] - ngonnguhoc.org
[2] - Hệ ngôn ngữ bao gồm trong đó có tiếng nói của một vài sắc dân ở vùng Hưng Hóa xưa, địa phân từ tỉnh Lai Châu qua tình Hà Giang ngày nay.

Chính xác là, tại địa phương khúc sông hình trên trong tp Lào Cai, bên TQ gọi là Nguyên Giang từ đáy hình là hướng nhìn lên Tây Bắc, cho đến sát góc phải của hình (hiện hình trong toàn khung này là Nguyên Giang đối với người TQ, bên bờ hữu ngạn này người Việt mình khi chỉ xuống giòng sông, gọi là sông Hồng, blog này phân tich ra là sông Thao). Từ trong góc bên mặt trở về xuôi 2 bên bờ là đất Việt Nam, trong hình dưới các bạn thấy mấy trăm mét đầu của sông Thao. Hai tấm hình được chụp từ gần như cùng một điểm tại hữu ngạn ở tp Lào Cai ngày 3 tháng 9, 2019. Trên bản đồ quốc tế hiên nay cả 2 khúc là sông Hồng.
Giòng chảy trong cả 2 hình: 
Cái may của người viết là, để đi men theo dòng sông Hồng từ thượng nguồn xuống biển Đông hiện nay đã có nhiều phương tiện chuyên chở công cọng, người du khách "thường dân" nào muốn cũng có thể đi với phí tổn rất khiêm nhường. Đặc biệt từ sau khi có cao tốc Nội Bài-Lào Cai thì gần như toàn chiều dài dòng sông này có đường quốc lộ hay tình lộ đi kèm song song, nhât là từ Lũng Pô về tới Phú Thọ là 1 đường thẳng dài. Trước đây quốc lô  cũ và đường sắt không đi sát bờ sông. Ngày 3-9-2019 sau khi đã ở lại 1 đêm tại tp Lào Cai trên đường từ Côn Minh xuống và thuê xe riêng đi lên Lũng Pô, thằng viêt đã đặt 1 chổ xe giường nằm về Hà Nội. Chỉ cần nhờ người liên lạc đặt chổ và đứng chờ tại 1 điểm phía Nam thành phố, chổ đó xe bus lớn đi thằng từ Sa Pa về Hà Nội sẽ ghé đón thôi. Trong post này là những hình chụp được từ cửa sổ, khá bẩn, vào 1 buồi chiều cũng thiếu ánh sáng trên đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai (CT05).
Trước tháng 9-2014 đi về Lao Cai dùng QL70 và đường sắt đi bên tả ngạn cách 1 dãy núi, và bạn độc không thể có những góc nhìn từ xe như trong trang này.
Đường chim bay từ tp Lào Cai đến tp Yên Bái là 130km, Trên cao tốc là 208km, Đo bằng ứng dụng Google Maps
Chuyến đi Lào Cai-Hà Nội ngày 3-9-2019 bằng phương tiện xe giường nằm, hình ảnh từ cửa sổ xe kính rất bẩn, lại vào 1 ngày mưa lất phất, it có đoạn trời sáng nên rất khó có ảnh rõ nét, chỉ được những lúc sáng. Hình dưới: chổ này gần chính xác là điểm 30 km hạ lưu ngã ba sông ở tp Lào Cai, 1 cùi chỏ con sông chạm vào đường cao tốc đầu tiên từ tp Lào Cai dễ nhận biết.
Địa phận tỉnh Lào Cai. Giòng chảy con sông ➟
Địa phận tỉnh Yên Bái. Giòng chảy con sông ➟
Phía dưới Yên Bái là bắt đầu 1 đồng bằng hình chữ nhật nằm chiều Tây Bắc-Đông Nam, chừng 40x70km, đáy dưới qua Sơn Tây, góc trên phía Bắc là tp Tuyên Quang (xem du ký Hà Giang). 
Vào tỉnh Phú Thọ đươc 30km thì cao tốc vượt sông Hồng 1 lần duy nhất để qua tả ngạn, bờ Bắc. Đó là vị trí mũi tên bên trái bản đồ, sau đó đường sẽ đi trên vùng đồng bằng giữa 2 sông Hồng và sông Lô, chừng 1/2 bề ngang của hình chữ nhật nói trên. Tại mũi tên bên phải là ngoài ô Việt Trì sẽ vượt sông Lô.
Sau khoảng 800 cây số chảy giữa vùng núi non trong 1 thung lũng khi sâu khi rộng đây là lần đầu tiên sông Hồng đươc thấy trong 1 không gian đồng bằng. Bản chất dòng sông thay đổi rõ rệt, trở thành 1 con sông rộng, nước chảy tỉnh lặng tạo 1 phong cảnh đồng quê đẹp mắt khác hẳn vùng đồi núi (xưa kia phải là 'rừng núi') hoang sơ. Jean Dupuis cũng phải trầm trồ trong du ký lần đi thứ nhất từ Vân Nam xuống: "Sur ce parcours le fleuve est magnifique et le pays de toute beauté" : "trên đoạn này giòng sông thật ngoạn mục và non nươc tuyệt đẹp". 
Vùng lưu vực đồng bằng đông dân cư bắt đầu, với nhiều nhà cửa và kiến trúc nhân tạo đa dạng hơn là chỉ đường lộ cầu cống. Càng về gần thủ đô Hà Nội mật độ dân số càng gia tăng nhanh, các bạn thấy hoàn toàn khác hẳn ấn tượng hoang sơ trong các hình trước đây từ đầu loạt bài. Trên vùng trung du, tình Phú Thọ:
Quá giang Hồng Hà tại huyện Cẩm Khê tỉnh Phú Thọ, cách Hà Nội chừng 75km én bay.
Cao tốc 05 vượt qua tả ngạn sông Thao trước khi đến Phú Thọ
Vị trí cầu qua sông (mũi tên đỏ bên trái, bản đồ số 2) xưa là 1 bến đò quan trọng cho ai vượt sông Thao từ phía Bắc vùng trung du về phía Nam bờ sông. Bến đò Cẩm Khê, Phú Thọ khả năng là 1 trong những chốt sang sông Hồng chính trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp 1945-54, cho các binh đoàn di chuyển từ phía Bắc về các chiến dịch ở Hòa Bình, Điện Biên Phủ và Hà Nội. Sông Thao trong thi ca cách mạng là sông Thao khúc này đây. "Miền Trung Du" là hậu phương lớn cho quân kháng chiến Việt Minh, cung cấp hậu cần và nhân lực, binh lính cho các chiến dịch giai đoạn sau chiến dịch Cao-Bắc-Lạng 1947 (xin xem du ký Cao Bằng, Bản Giốc 2016).
Cùng với châu thổ sông Hồng địa phận nhỏ bé này là cái nôi đã ê ấp nòi giống từ nghìn xưa, tiền sử đã có những khảo cổ nhất định - chủ yếu bắt đầu nhờ khoa học gia thời Pháp thuộc.
Sau cầu vượt sông Hồng xe đi qua vùng trung du giữa 2 sông Hồng và sông Lô, xanh tươi trù phú,  tươm tất:
 Trước khi lên cầu sông Lô ở ngoại ô thành phố Việt Trì, Phú Thọ
Sông Lô từ trên cao tốc Nội Bài-Lào Cai, nhìn lên thượng nguốn, hướng Bắc lên Tuyên Quang, Hà Giang
Sông Lô tại ngoại ô tp Việt Trì, nhìn lên Tuyên Quang hướng Bắc

Sông Lô trong lịch sử cận đại: Jean Dupuis trong chuyến đi thứ nhất từ Manhao xuống đã đến đây và đi ngược lên tới Tuyên Quang. Điều nghiên trắc địa và kết luận là tuy sông Lô cũng xuất phát từ Vân Nam nhưng thượng lưu ghènh thác nhiều và nước chảy mạnh tàu thuyền không thể lên quá Tuyên Quang. Dupuis thối lui và trở lại Lào Cai bằng đường sông Hồng.
76 năm sau: vì như trên có nói trục băng ngang sông Lô và sông Hồng là trục chiến lược cùa quân đội Việt Minh, quân Pháp đã tính xử dụng sông Lô để cắt đôi khu Việt Bắc trọng điểm của chính phủ kháng chiến. Chiến dịch Léa của Pháp thất bại trong đó có trân sông Lô ngày  24 -11-1947 tại Chí Đàm nơi hợp lưu với sông Chảy  ngược điểm cầu này 50km về thượng nguồn, hướng Bắc. (Ở đó địa hình giống hình sông Lô trong phụ chú dưới trang này hơn, chảy giữa vùng núi).

Từ cầu Việt Trì về đến Nội Bài chỉ còn 60km đi qua vùng đồng bằng, chạy theo dãy Tam Đảo phía Bắc.
Đường chạy dọc dãy Tam Đảo nhìn thấy trong xa
Gần về tới Nội Bài trời sụp tối và mưa lâm râm. Và thằng viết xếp máy ảnh ngã lưng ra ngủ... Hồng Hà Ký Sự sẽ tiếp tục từ bờ sông tại Hà Nội. Cao tốc Nội Bài-Lào Cai 280 km và xe chạy chừng 5 tiếng, giữa đường nghỉ trạm dừng chân 1 lần






 -- Phụ chú --

➤ Mũi tận cùng Đông Nam của dãy núi Tam Đảo nhìn thấy đươc từ sân bay Nội Bài tháng 9, 2019. Bạn độc cần hình dung đây không phải là 1 cụm núi độc lập giữa đồng bằng sông Hồng mà mình nhìn theo chiều dọc của 1 rặng núi, dãy núi thấy trong 3 hình cuối bài ở trên.

➤ Giọt nước sông Hồng chảy qua thủ đô Hà Nội, gần 1 phân nữa là từ sông Đà đến, 1/4 là từ sông Lô - chỉ 19% là từ sông Thao. Ba giòng nước lớn, sông Đà, sông Thao, sông Lô hợp lưu tại 1 nơi phía Nam thành phố Việt Trì tình Phú Thọ, sông Đà nhập trước sông Lô chỉ 12km.  Hình chụp vào các năm 2011-12-13-16, các bạn có thể vào các trang liên hệ, dùng Muc Lục điểm đến của blog.

1. Sông Lô trong tỉnh Hà Giang
Điểm chụp ở chừng 30 km thượng nguồn thành phố Tuyên Quang. Hình chụp vào mùa thu năm 2012. Sông Lô nhập vào sông Thao ngay tại Việt Trì. Pháp gọi sông Lô là Rivière Claire, sông Nước Trong.

5km trước khi vào thành phố Hà Giang
2. Sông Đà tại Hòa Bình
Sông Đà nhìn xuôi giòng từ trên đập thủy điện Hòa Bình, thành phố Hòa Bình bên tả ngạn. Đây là Trung Du Việt Bắc. Sông Đà chảy song song với sông Thao, đường phân thủy là đường nóc dãy Hoàng Liên Sơn. Đến Hòa ìÌnh thì "móc ngươc" lên hướng Bắc về hướng Ba Vì rồi Việt Trì.

3. Ngả ba Hạc, nơi hợp lưu 3 giòng chính, Lô-Thao-Đà
Sông Đà đổ vào sông Thao. 12 km nữa thì sẽ là hợp lưu với sông Lô. Nhìn tầm vóc sông Đà bạn đọc nhận thức đươc là gần 1/2 lượng nước sông Hồng tại Hà Nội - bắt đầu từ Sơn Tây - là từ sông Đà. Đập Hòa Bình, đập thủy điện lớn nhất Đông Nam Á năm 1994, đã thay đỗi (ổn định, giảm) giòng chảy của sông Hồng về châu thổ 1 cách vĩnh viễn. Song Thào thì chỉ góp 19% lương nước vào hợp lưu này. Từ điểm nay về xuôi đồng thuận là sông Hồng mang tên chữ là Nhĩ Hà, dân gian gọi sông Nhị. Tên này ngày nay ít ai dùng.

➤ Các bạn có thể xem trong du ký tháng 12-2018 nhiều hình ảnh sông Hồng, ngược chiều từ Hà Nội lên Sa Pa, trang này.



Hồng Hà Ký 🔁 Sự Phần I 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét