Thời điểm: tháng 9, năm 2019 3 tháng trước Covid
Đây là bối cảnh thiên nhiên, địa hình địa vật nơi sinh ra suối nguồn con sông gọi là Hồng Hà. Giòng sông dài mà nay người Việt gọi chung là Sông Hồng có 2 nguồn chính thức ở một khu vực 50km phía Đông Nam thành phố Đại Lý tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Từ đó nước chảy 1150 km qua 2 nước Trung Hoa và Việt Nam, gần đúng 1/2 trong mỗi nước, mang nhiều tên khác nhau khi qua các địa phương. Trong bài ký sự này người viết xin dùng tên sông Hồng để nói đến tất cả các đoạn sông.
Du ký: trong chuyến đi Vân Nam theo một gói du lịch đường bộ xuất phát từ Hà Nội qua cửa khẩu Lào Cai-Hà khẩu vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, 2019 người viết cùng đồng hành đi đến xa nhất là Châu tự trị Tạng tộc Địch Khương vùng Bắc Vân Nam. Nơi này gần vùng gọi là Tam Giang phát sinh thượng nguồng sông Mekong và Trường Giang - nhưng không có nguồng sông Hồng như nhiều tác giả xưa tưởng lầm. Ngay cả Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu luc* cũng đã viết là sông Hồng xuât phát từ Tây Tạng (nước Thổ Phồn).Nguồn sông Hồng ở phía Nam thành phố Đại Lý, chổ này đoàn người viết đã có đến. Ngày 2 tháng 9 đoàn lên xe bus trở về Hà Nội từ Côn Minh, 400km cho đến Lào Cai (về đến Hà Nội thì thêm 300km). Đây là du ký bằng hình của đoạn đường này.Tên gọi Hồng Hà hay Sông Hồng chỉ xuất hiện sau khi người Phương Tây đến và gọi tên giòng nước màu đỏ mà họ mần mò theo để lên tỉnh Vân Nam của Đại Thanh là Le fleuve Rouge. Người xưa với phương tiện kém cõi, dân cư thua thớt và cô lập, không lên xuống một con sông lớn dài trong một lần, chỉ xử dụng từng khúc nào gần địa phương mình nên đã đặt tên gọi khác nhau cho từng khúc sông. Điều này được nhận thấy trên hầu hết các sông dài nước ta (và nhiều nơi khác trên cả thế giới), không có gì lạ.Trên suốt chiều dài của dòng sông chỉ có 1 địa danh mang tên Hồng Hà (Honghe) bên Trung Quốc là một châu tự trị người Lô Lô và Hà Nhì là giáp với sông. Tên này cũng không rõ là xuất hiện lúc nào, trong sách triều Nguyễn thì là huyện Văn Sơn và Bắc Sát của nước Thanh. (tên gọi Văn Sơn vẫn còn và đúng ở vị trí tả, Bắc Sát thì âm giống tên huyện Bát Xát tỉnh Lao Cai trên phần đất VN nhưng không còn dấu tích bên bản đồ TQ).Trong tất cả các tập Đại Nam Nhất Thống chí (ĐNNTC) nhà Nguyễn - 1882 - đều không thấy viết vào (bằng chữ Hán tất nhiên phải là Hồng Hà hay Hồng Giang). Có 1 bản đồ trong đó thấy ghi là Nhĩ Hà, và trong các tập ghi chép về các tỉnh con sông chảy qua tên thường dùng đến nhiều nhất là sông Thao. Trên Cửu Đỉnh năm Minh Mang thứ 17 có 2 sông Thao và Nhĩ Hà.Cũng theo ĐNNTC, và ngay hiện nay đoạn sông dài trước khi chạm bản đồ Việt Nam mang tên là sông Nguyên Giang. Đến (ngã ba sông Nậm Thi) Lào Cai mới gọi là sông Thao, tên Việt Nam. Cho đến sau ngã ba sông Việt Trì thì có tên là Nhị Hà, sông Nhị.Sông Hồng chảy theo một đường gần như thẳng tấp ngoạn mục hiếm thấy, từ nguồn tới biển. Đó là vì nước chảy theo một đường nứt của võ trái đất nơi lục địa Trung Hoa chạm vào khối luc địa Đông Nam Á (cách gọi của người viết) từ Myanmar đẩy lên, gọi là Red River fault (1).
Khoanh tròn trên cao là khu vực các suối nguồn sông Hồng, tròn nhỏ ở dưới là TP Lào Cai. Mũi tên đỏ là nơi sông chạm vào bản đồ Việt Nam, sau đó trên 70 km là biên giới giữa 2 nước. Mũi tên màu vàng chỉ nơi đường cao tốc G8011 từ Côn Minh xuống tiếp cận lần đầu với giòng sông (là nơi hình số 9 được chụp) Đoạn này sông mang tên là Nguyên Giang.Tỉnh Vân Nam xưa là một vương quốc độc lập tên là nước Đại Lý, kinh đô là thành Đại Lý. Trước nữa thời cổ đại là nước Nam Chiếu, đều đặt kinh thành tại vị trí tp Đại Lý hiện nay. Bạn nào thích chuyện kiếm hiệp thì đến xem địa bàn của Thiên Long Bát Bộ, Luc Mạch Thần Kiếm, của ông Đoàn Dự tại đây.Thành phố Đại Lý hiện nay là một thành phố 1/2 triệu dân, thủ phủ của Châu tự trị Bạch tộc Đại Lý nằm trên bờ Nam của một cái hồ hình dài Nam Bắc giống như vành tai Phật đươc gọi là Nhĩ Hải - có tài liệu Việt Nam gọi là Nhĩ Hồ. Sông Hồng có một đoạn ngắn đi ngang qua thủ đô Hà Nội mang tên là Nhĩ Hà - dân dã gọi là sông Nhị - nguyên do là từ tên biển hồ này, mà khi xưa nhiều người gắn liền với đầu nguồn con sông. Tức nhiên là do người quan lại chuộng Nho ở Thăng Long đặt - địa phương nước sông chảy qua là kinh đô - chứ không phải dân gian rồi.
Hồ Nhĩ Hải (Erhai Lake) là 1 biển hồ dài trên 40 km và chổ rộng là trên 7 km. Nhìn bản đồ và không ảnh cũng nhận thấy rằng nước không thông ra nguồn sông Hồng - dĩ nhiên người xưa ấm ớ làm gì có kỹ năng trắc địa chính xác hay vệ tinh địa dư mà biết. Đây là hình ảnh người viết chụp đươc từ trên chuyến xe hỏa cao tốc Côn Minh - Lệ Giang.
Chiều ngang chổ hồ rộng nhất là trên 7km. Mặt hồ ở độ cao 1.972 mét.
Trong cơn sốt tư bản thực dân của các thế kỷ 18, 19, người phương Tây - không cứ gì là Pháp mà cả Anh, Hà Lan, Đức, Mỹ (vâng, Mỹ)... - chú ý đến sông Hồng là vì xem nó là con đường tiện lợi nhất đơn giản nhất để đến Trung Hoa là món mồi họ đang tranh nhau xâu xé. Các cửa biển lên sông trong vịnh Tonquin thuận tiện giữa Malacca và Ma-Cau, Hồng Kong lại đươc xem là khá hấp dẫn.
Do nhờ khí hậu nhiêt đới duy nhất ở TQ Vân Nam từ xa xưa là vùng sản xuất thuốc phiện, nhưng giao thông giữa Vân Nam và bờ biển (hay kinh đô Đại Thanh) lại gần như không có hoặc quá xa, nhọc nhằn và không an ninh. Thuốc phiện Trung quốc là thuốc phiện nhẹ, chất lượng cao và rẻ hơn vì dồi dào hơn thuốc phiện Ấn Độ, nhưng muốn ra thị trường ngoại quốc phải đi lần xuống theo hành lang sông Hồng, qua rất nhiều bến cảng, cửa ải mà phe phái kiểm soát khác nhau. Người tư bản họ rất ghét trung gian, nên đã đến, đã chiếm và bình định để đươc giao thương "tự do" hơn (cũng chẳng khác gì bây giờ thế kỷ thứ 21. Bây giờ chỉ thêm "nhân quyền").
Do đó tên gọi sông Hồng do người Tây Phương đặt gắn liền với thuốc phiện Vân Nam, với Vân Nam.Trong tư duy người Tây phương thế kỷ thứ 19, Le fleuve Rouge, giòng sông Nước Đỏ gợi lên hình ảnh Vân Nam (hay Lào Cai) chứ không phải Hà Nội hay Sơn Tây, Việt Trì vì ở đó có con khỉ gì mà lên.Dưới đây là hình ảnh quê hương thuốc phiện đã tạo nên lịch sử một thời thực dân, đã quyết định hình thể địa chính trị của nước ta và Nam Trung Hoa cận đại và ngày nay. Dĩ nhiên là đã cãi tạo và nay là vựa thực phẩm rau cải và trái cây nhiệt đới của Hoa Nam. Những vùng đất bằng trên cao nguyên Vân Nam vùng người viết xuyên qua trên xe bus ở khu vực thượng nguồn sông Hồng giữa Côn Minh và Đại Lý:
Những vùng bình nguyên như thế này trên cao nguyên Vân Nam (1900 mét) không có nhiều. Thường là núi non trùng điệp nhất là về phía giáp giới với nước ta.Vân Nam ở cực Tây Nam bản đồ TQ là 1 khu vực đặc biệt của nước này không đâu khác có. Tuy là ở vĩ độ cao nhưng lại chịu ảnh hưởng khí hậu mưa mùa nhiệt đới đến từ vinh Thái Lan, vịnh Bengal và vinh Bắc Bộ. Khí hâu tựa vùng phía Bắc Ấn Độ rất thuận tiện cho việc canh tac chè (trà) và cây anh túc (nhựa là thuốc phiện nâu). Người Pháp hối hả khống chế sông Hồng vì sợ người Anh đến sớm hơn mình, với tư thế thuận lợi là đã chiếm xong Nam Kỳ và giữ bang giao với triều đình Huế. (Lúc này chưa đô hộ được Bắc Kì).
Đi xuống hướng Nam trên trục Côn Minh-Hà Khẩu, đây là địa hình địa thế khu vực cực Tây Nam tỉnh Vân Nam sẽ giáp với Myanmar, Lào và Việt Nam.
Với kỹ năng và phương tiện, khả năng kinh tế mới, Trung Quốc mới đang bắt đầu phát triển mạnh các hành lang về phía Nam này, địa thế địa hình (và nhiều sắc dân với dân tộc tính cao) đã từng bao thế kỷ ngăn chặn bước Tây Nam tiến của họ (người Hán).
Con lộ cao tôc không đi qua một con đèo cổ điễn nào trong suốt cung đường, nơi mà theo kỹ năng thế kỷ thứ 20 đáng lẽ phải có hằng chục, nếu không nói hằng trăm con đèo. Thay vào là đường (đôi) thằng tấp trên trụ và vô số hầm xuyên núi, đảm bảo giao thông nhanh và an toàn cao. Sự liền mạch của môi trường sinh thái - động vật và thực vật, chăn nuôi và canh tác - được tránh đụng chạm đến tối đa, và xe cộ không lo sợ va đụng sinh vật và con người tại các địa phương. Ngoài ra đường thẳng tấp và không lên xuống nhiều cao độ cho phép đi nhanh mà an toàn, dễ lái (thoải mái=an toàn).
Sau hầm nay xe sẽ đi hẳn vào thung lũng lưu vực sông Hồng đỗ đến từ tay phải đường xe, tức Tây Bắc xuống. Từ Côn Minh về, đây là 1 khoảng khắc đầu tiên nhìn thấy nước con sông Hồng.
Hình trên và dưới, nhìn thấy trong xa là con lộ cao tốc S212 đang thi công - hướng xe đang chạy về Lào Cai bên tay trái . Đường này đến từ 1 tuyến đường khác và đi về hướng Lai Châu (qua cửa 1 khẩu trong tình Lai Châu). Nỗ lực "Một con đường Một vành đai", "Con đường tơ lụa mới" là đây. Nghe bi bô thời sự "nóng" mà nay có thấy mới biết mới hiểu.Hình trên nhìn về hường Tây Bắc đất TQ, nhìn lên thượng nguồn. Từ khúc sông thấy trong đáy hình trở lên 2 km là 1 đập thủy điện nhỏ - đập thủy điện chót trên sông trước khi vào Việt Nam.
Hình này là hình ảnh đầu tiên được chụp từ trên chuyến xe Côn Minh-Hà Khẩu trong thung lũng sông Hồng (thấy được dòng nước). Đường cao tốc G8011 đi hằn vào thung lũng (đường mình đang đi). Đường bên kia vực là cao tốc S212 đang thi công. Tại điểm này và trong 1/2 giờ xe nữa (hướng đi về phía hạ lưu, tay trái hình) 2 bờ vực là tình Vân Nam Trung quốc.Sau khi xem lại ngày giờ trong metadata hình thì người viết thấy có thể định vị được. Đây là phút thứ 29 trứơc khi xe đến cột cờ Lũng Pô nơi đánh dấu điểm con sông chạm đất Việt Nam. Đoạn đường sẽ là chừng 50km 90% là ôm sát giòng sông Hồng (tại nơi này tên (cận đại) của sông vẫn là Nguyên Giang).Từ đây cho đến Việt Trì các bạn sẽ được xem nhiều hình ảnh con sông Hồng trong lòng 1 thung lũng khá đặc biệt, chỉ ví được với lưu vực sông Đà (mặc dù thung lũng sông Đà không thẳng tấp như thung lũng này)
Xe lửa cao tốc đi ngang thành phố Đại Lý ngày nay:
a. Xin thanh minh là thằng viết không được đi dọc suốt thung lũng bên Vân Nam, chỉ độ 75 km cuối, vì đường xe buýt nó như vậy 😉 Hẹn 1 ngày nào đó sẽ trở lại.b. Với ai thích chính chị chính em, thì biết là Vân Nam đối với các đế chế người Hán là 1 vùng rất xa rât sâu cứng đầu khó trị, tuy địa lý khác nhau nhưng ví như Tân Cương, Tây Tang. Họ chỉ bắt đầu cai trị được lõng lẽo từ khi quân Hốt Tất Liệt đến xâm chiến "dùm" (Hốt Tât Liệt đánh thằng hướng Tây-Đông vào Trung Nguyên thất bại phải đánh xuống Vân Nam để thọc lên trung tâm nước Trung Hoa). Hiện nay là địa bàn của rất nhiều dân tộc thiểu số, và an ninh còn rất nghiêm. Xe vào Vân Nam từ khu vục Hà Khẩu (và về, tất cả các loại xe, loại lữ hành) phải dừng kiểm tra căn cước từng người. Đặc biệt thằng em mang hộ chiếu Mỹ được mời xuống hỏi thăm nhiều lần, cũng như 1 dồng hành hộ chiếu Việt nhưng có một con dấu đã du lịch Taiwan. Vào nội thành các thành phố lớn đếu phải dừng như thế. Đặc biệt vào xứ "tiểu Tây Tạng) là Lệ Giang và Shangrila phía Bắc phải có một "hướng dẫn viên" địa phương đi kèm (mà không phận sự rõ rệt gì cả), cho dù đã có một hướng dẫn viên TQ cho chuyến đi được hợp lệ.c. Trong phiên bản ấn hành năm 1909 này, đã có đường xe lửa Vân Nam-Hải Phòng-Lạng Sơn, con sông trong nước ta vẫn còn được ghi tên Hán Tự là Nhĩ Hà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét