Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Hồng Hà Ký Sự: Bát Xát

Hồng Hà Ký Sự - Phần VII:  Hữu ngạn, ngược lên từ Lào Cai.
 

 

Ra khỏi khu cửa khẩu Kim Thành đoạn đường tỉnh lộ 156 nhiều khúc tách khỏi bờ sông, nhưng các bạn nhất là bạn đi xe 2 bánh có thể chọn những nhánh đường thô sơ men bờ sông để ngắm cảnh chụp hình, và nhất là khám phá các mốc biên giới bên bờ sông mà trên đường DT156 không nhìn thấy được.

Theo bản đồ Google từ Chợ Cốc Lếu đến chân cột cờ Lũng Pô là 55km, đi thong thả trong 1 giờ 1/2 theo đường tỉnh 156. Đề nghị bạn đọc nếu chọn đi khám phá thì dành trên 2 tiếng để rẻ vào các đường nhỏ ven sông, có thể khám phá hết các mốc biên giới từ số 100 đến 93 bên bồ sông. Đường chim bay mà nói thì đo được từ chợ Cốc Lếu lên cột cờ là 46km. Đường lằn biên giới thì phải ước  lượng là 75 km vì sông uống khúc tuy hướng chính thì theo 1 đường thẳng trong thung lũng. Đoạn đường đi khám phá là 1 đoạn rất thân thiện và đường tốt có thể đi xe sedan du lịch thoải mái, vẽ hoang sơ còn rất đậm tuy rất bình yên.

Huyên Bát Xát tỉnh Lao Cai chiếm hết chiều dải biên giới Viêt Trung do sông Hồng tạo nên bên phài và sông Lũng Pô tạo nên bên trái, tao thành 1 góc tam giác địa đầu phía Bắc. Qua hình ảnh mình tiếp tục đi lên đến nơi có mũi tên vàng là cột cờ Lung Pô và mốc biên giới số 92.
Thung lũng sông Hồng chổ rộng lên tới 2,5km, gần xã A Mú Sung thì còn 500 mét. Nơi đó DT156 và cao tốc bên TQ sẽ gần như song song kề nhau qua giòng sông.
Lên phía Tây Bắc thì vì địa hình núi bên thung lũng hẹp lại nên con đường đi gần bờ sông hơn.
Cụ thể là cách A Mú Sung 15km từ hai con đường 2 bên biên giới sẽ nhìn thấy nhau. Một số lớn hình trong post ký sự sông Hồng "Biên giới" chụp giòng sông từ xe chạy bên cao tốc TQ là trên đoạn này.
Các dấu địa hình đều có thể nhận ra sau khi xem lại hình chụp từ 2 bên. Như cây xăng duy nhất này bên bờTQ. 
Bên mình là con đường DT156, đường tuần tra biên giới thô sơ không đi đâu có ích lợi kinh tế, bên kia là 1 trong hệ thống mạng lưới "Một vành đai Một con đường" của TQ có tham vọng kinh tế rất lớn - hướng đích tối hậu là cảng Hải Phòng.
Bãi bồi rất rộng và dài phía bên Việt Nam có thể nhận thấy lại trong hình dưới chụp ngày hôm trước bên Trung Quốc, độ chừng 8km sau khi qua cột cờ Lũng Po. (ghi chú trong hình là 00+10' tức 10 phút sau cột cờ. Xe chạy về trái hình, hình trên ở VN, hình dưới ở TQ.
Đường tỉnh lộ đi qua nhũng cây cầu nhỏ hay cống nơi các con suối từ huyện Bát xát chảy ra góp nước với sông Hồng (bên kia biên giới từ châu Honghe củng đổ ra 1 số nhưng không nhận thấy rõ).
Cách xa suối trên hơn 10km là 1 con suối khác. Từ A Mú Sung xuống tp Lào Cai có 3 con suối lớn mà địa phương đây gọi là ngòi, đã được cổ nhân ghi vào địa chí nước ta từ lâu nhưng nay so tên thì không biết cái nào là cái nào. Nhiều con suối nhỏ khác. Nhìn giòng nước bạn đọc có thể hình dung lượng nước con sông Hồng đi vào Việt Nam ngày càng lớn và tăng dần cho đến châu thổ là do đâu. Do bên 1/2 chiều dài sông đến từ Van Nam không có là mấy, dưới 1/3 lưu lượng (tạiViệt Trì trước khi nhận nước sông Cháy từ hổ thủy điện Thác Bà, sông Đà và sông Lô chằng hạn) là chắc chắn. Mưa nhiệt đới trên lưu vực sông Hồng bên Việt Nam thôi, đồn hết xuống cái máng xối thông thủy vĩ đại này cũng đủ cấu tạo nên sông Hồng Hà mà mình biết. Bạn cứ thấy sau mỗi cơn mưa, chỉ những con đường vớ vẫn ở Hà Nội ngập lụt như thế nào thì hiểu rồi.
Nói thì thiếu khoa học 1 chút, nhưng giòng sông Nguyên Giang ở Lũng Pô xem chỉ bằng nước con ngòi này. Bạn đọc dón xem trong post về cột cờ Lũng Pô. Một ngòi nhỏ khác đỗ ra sông.
Bên kia sông cũng có nhiều dòng suối khác đổ ra sông như từ dưới chiêc cầu này:

Một nhà máy lọc quặn bên bờ sông Hồng trong huyện Bát Xát. Lào Cai có tài nguyên quặn lớn cho đến nay vẫn còn ít thông tin "động chạm" đến, thằng viết nghĩ là vì tư bản lớn (Mỹ, TQ) chưa rãnh mó đến. Đến đó rồi thì sẽ rối reng tin tức, phịa có, thật có, và sẽ là rất "to". Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia có trử lượng nhôm lớn nhất thế giới (thứ 4), khả năng trử lượng đất hiếm thứ 3, "Thằng số 1" và "Thằng số 2" nó sẽ không để yên đâu, 2 thứ tài nguyên chiến lược này chưa đến độ khủng hoãng kinh tế thôi, các bạn chờ xem. Khi bauxite Tây Nguyên có thằng Alcoa mó tới, sắt Vũng Áng có thằng thép Mỹ ngó đến, khi "bãi Tư Chính" có thằng dầu Mỹ thò tay vào là vô số tiến sĩ giáo sư và "mạng xã hội" sôi sục lên tin phịa, bịa đăt, cá chết v.v..., và "bình luận" bá láp tào lao. Tối dạ. Vài năm nữa sẽ có Lào Cai thôi.

(Ghi chú: sông Hồng màu đỏ là vì màu của bauxite ở Lào Cai)

(Ống dẫn bắt qua con suối, cả 2 bờ là bên mình)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét