Du ký ngày 2 tháng 9 năm 2019. Phần II
Tiếp tục du ký Vân Nam cuối tháng 8, 2019. Sau gần 1 tuần vòng quanh vùng Tây-Bắc tỉnh Vân Nam đến vùng Tiểu Tây Tạng, đoàn thằng viết lên đừơng trở về xứ từ thành phố Côn Minh. Chuyến xe bus Côn Minh đi Lào Cai chạy hướng Bắc Nam theo 1 hành lang tự nhiên tương đối ổn giữa vùng đồi núi phía Nam tình Vân Nam (hình trong post trước). Đến 1 chổ cách Lào Cai đường chim bay gần đúng 100 km thì lọt vào thung lũng sông Hồng trên đất Trung Quốc. Tại đây gặp sông Hồng từ hướng Tây Bắc xuống, con đường bẻ gãy từ hướng 6 giờ qua hướng 5 giờ, đi về Hà Khẩu/Lào Cai. Vì đã có chuẩn bị trước người viết và đồng hành đã ghi lại được hình ảnh không gian của thung lũng và con sông hiếm có ai đời nay quan tâm tìm hiểu này.
Hình chụp được qua cửa sổ xe bus, dãy ghế bên phải. Chiều xe đi từ phải qua trái các hình. Góc phải của hình là thượng nguồn, nước chảy từ phải qua trái, theo chiều xe đi. Vì hướng sông chảy từ Tây Bắc về Đông Nam, nói chung hướng mắt nhìn là về phương Nam.Trong trang này tất cả địa hình trong ảnh là địa phận Trung quốc (cả 2 bên bờ thung lũng). Trên 90% đoạn đường này ôm sát bờ sông, có 1 vài đoạn ngắn vì sông uống hình chữ C nên xa lộ qua cầu sang bên kia bờ, rồi lại trở về, nhưng phần lớn là chạy trên tả ngạn, bờ trái, mạn Bắc của con sông.Thung lũng với địa hình nhìn thấy trong trang blog này từ đây sẽ kéo dài 1 đường gần như thẳng tấp đến khu vực phía Nam thành phố Yên Bái mới chấm dứt. Một đoạn đường chim bay đo được trên bản đồ của Google là 230 km.
Sông Hồng chảy dưới vực thung lũng này, có thể nhìn thấy dưới chân con đường. Con đường đang thi công bên kia vực là cao tốc S212 đi về 1 cửa khẩu (có lẽ chưa mở) qua biên giới trong huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu, cách Sa Pa chừng 120km qua đèo Ô Quy Hồ.
Nhìn thấy là giòng sông Nguyên Giang - sẽ đươc đặt tên là sông Thao khi vào Việt Nam - dưới thung lũng, những hình ảnh đâu tiên trên đất láng giềng. Sông mang tên Nguyên Giang trên hơn 3/4 chiều dài trên đất TQ. Đến điểm này "sông Hồng" đã chảy qua gần 1/2 tổng chiều dài của nó, đến biên giới với Việt Nam sẽ là chừng 550 km. Đến đấy giòng sông đã đi được 1/2 hành trình ra biển bắt đầu từ khu vực phía Nam hồ Nhĩ Hải, tp Đại Lý.
Lòng sông đây là vừa sau khi qua 1 cái đập thủy điện - có thể nhìn thấy trên không ành - 1 đoạn chừng 10km. Được biết các tàu xáng trong hình là khai thác cát xây dựng từ lòng sông. Phỏng đoán có lẽ không mấy sai là vì nhu cầu bê tông xây dựng hệ thống đường xá cầu cống mình thấy trong loạt hình này.
Màu sắc mặt nước sông hay biển đổi 1 phần lớn là do màu trời và ánh sáng (cường độ và góc độ) nên trong các hình bạn đọc thấy khác nhau. Kỳ thực thì là 1 màu phù sa như nhau, đoạn này và do mùa đang mưa ở dây thì màu phù sa khá đậm. Cũng không thể nói là đỏ hơn nhiều sông khác.
Do chổ rông chổ hẹp, chổ sâu chổ nông mà bạn đọc nhìn đoán thấy mặt sông sôi động hay lặng yên. Và suy đoán lưu lượng như thế nào.
Hệ thực vật là nhiệt đới. Vân Nam là vùng rừng núi nhiêt đới duy nhất của Trung quốc mà cho đến nay họ vẫn chưa khai thác được theo ý muốn, bằng chứng là trái cây nhiệt đới mà họ rất ưa chuộng như chuối là một, hiện nay hầu hết là nhập - phần lớn là từ Việt Nam, với nhiều thứ khác như mãn cầu (Lạng Sơn) măng cụt... và trái cây Miền Tây Nam Bô.
Bề ngang hình thì chổ rộng chừng 70 mét và có chổ chật, thấy giòng nước mạnh thì tất là hẹp thua.
Người phương Tây đầu tiên đến khám phá và trắc địa khúc sông này là nhà thám hiểm và buôn súng Jean Dupuis năm 1871. Năm 1868-69 Dupuis đã từ Trung Hoa dò đường ngươc sông Dương Tử**, qua Tứ Xuyên, đến Vân Nam Phủ (Côn Minh ngày nay) để kiếm đường xuống gặp sông Hồng. Theo đường sông Nậm Thi (xem Lào Cai), Dupuis gần xuống tới đươc Lào Cai ngày nay thì vì tình hình rối reng - vùng này đang còn cuộc chiến giữa nhà Thanh với người Hồi giao Panthay - buộc phải quay trở về. Năm 1870-71 Dupuis đổi hướng, xuống thằng Mông Tự rồi Manhao và gặp đươc sông Hồng tại chính địa điểm trong hình số 1.Qua năm 1872 thì Dupuis từ Hải Phòng qua Hải Dương đến Hà Nội, rồi lên được đến Trấn Manhao (蔓耗村) một thị trấn nay vẫn còn rất là nhỏ bên bờ sông, (về hướng thượng nguồn vị trí hình số 1 trong trang này chỉ chừng 3 km!) Dupuis lên bộ, đi về hướng Bắc đến Mông Tự, rồi lên Côn Minh và giao một lô vũ khí do quan Đại Thanh tại đó đã dặt mua - tức là gần như chính xác ngược cung đường người viết và đồng hành đi trong ngày 2-9-2019!Từ Mạn Hào đến Mông Tự (có lẽ là thủ phủ của châu Honghe) thăng lên Côn Minh (thủ phủ tỉnh Vân Nam, xưa tên là Vân Nam Phủ) có 1 hành lang (đường bộ) tự nhiên tương đối ít vất vả, các bạn có thể nhìn thấy trên bản đồ Google cùng xem các hình trang post trước. Dupuis hồi lại đường cũ về đến Hà Nội mang theo hàng hóa trao đổi được ở Vân Nam.Trích và phỏng dịch điện văn đô đốc Dupré từ Sài Gòn gửi bộ trưởng thuộc địa Pháp ngày 28-7-1873:" Bắc Kỳ đã được mở cửa bời sự thành công của hành trình Dupuis mà tàu thuyền đã ngược sông SONG KOI đến biên giới Vân Nam. Tác động vĩ đại trong thương giới nước Anh, Đức và Mỹ. Có sự cần thiết cấp bách phải chiếm đóng Bắc Kỳ trước (mối đe dọa) sự xâm chiêm 2 đầu của Phương Tây và Trung Hoa, đảm bảo dành về cho nước Pháp con đường đặc biệt này..." Sau đó Dupré xác định không cầu viện binh, chỉ dùng lực lượng có sẳn.(2)Một lần nữa sông Hồng đã quyết định 1 giai đoạn lịch sử nước ta. Và cũng có lẽ vì giai đoạn này, đã quyết định hình thể và biên cương xứ Bắc Kỳ - Bắc Phần Viêt Nam - hiện đại.
Khi đang trên xe bus thăng viết và đồng hành theo dõi sát GPS định vị trên điện thoại và biết trươc là sẽ đến chiêc cầu trong hình dưới từ chổ này là chỉ chửng 3 km.
Háo hức chuẩn bị người thì máy ảnh người điện thoại, hy vọng cây cối bên đường đến khúc đó sẽ thoáng và nhìn thấy được sông. Để có được hình ảnh ắt là rất hiếm này (artifact trên hình là bóng từ nội thất xe):Cho đến dây các bạn thấy đất Trung Quốc: cột cờ này nằm trên miếng đất Việt đầu tiên thằng viết thấy được sau 1 tuần trên đất nước láng giềng (ngọn núi trong hậu cảnh cũng là đất tình Lào Cai).Chiếc cầu nhìn thấy trong hình là chiêc cầu cuối cùng thuôc về tình Vân Nam, về xuôi cho đến Lào Cai cây cầu Viêt Nam đầu tiên tương tự - cả 2 chân đều trên đất 1 nước - sẽ là cầu Cốc Lếu.
Vị trí cột cờ chính xác là tại điểm mũi tên chỉ xuống, ở chóp bản đồ. Chổ này là xã À Mú Sủng huyện Bát Xát tình Lào Cai. Bên dưới cột cờ từ phía hữu ngạn có giòng sông nhỏ tên là sông (suối) Lũng Pò chảy đến, tạo 1 ngã 3 sông. Ngã ba sông đó quyết định biên giới cực Bắc của khu vực này, bạn đọc sẽ được xem hình dồi dào trong 1 post sau.
Từ mũi tên trở xuống cho đến tp Lào Cai, chính xác là cửa khẩu quốc tế Lào Cai, thì lòng sông là biên giới. (Tại Lào Cai biên giới ngoắt lên Đông Bắc trong 7 km cũng là 1 lòng sông, sông tên là Nậm Thi từ bên TQ đến đổ vào sông Hồng tại đó).Du ký: Người viết sẽ xuống xe bus tại Lào Cai, từ giã đoàn du lịch và đồng hành tiếp tục hành trình về Hà Nội, ngủ qua đêm và ngày hôm sau 3 tháng 9 năm 2019 đã mang máy ảnh độc hành trở ngược dòng nước lên đến cột cờ trắng trong hình trên. Mời các bạn đón xem.
Nhìn ngoái cổ về thượng nguồn sau khi xe đi quá điểm mà từ đó lòng sông thuộc về cả 2 nước. Bờ vực bên trái hình là đất Việt Nam. Cự ly cột cờ là độ chừng 1,5 km. Hình của đồng hành chụp qua cửa sổ bên mặt, nhìn lui, giòng sông chảy bên phía Nam của đường, xe chay về lề trái hình.Từ đây đến tp Lào Cai con đường sẽ ôm sát giòng sông Hồng (tên gọi bên mình, bên họ thì chỉ giòng nước họ sẽ nói là "đây là sông Nguyên"). Trong post tới các bạn sẽ thấy hình ảnh đoạn này, đặc biệt là sẽ thấy gần như toàn bộ bờ Nam của thung lũng tại đây, là đất và nhà Việt Nam.
🚍
Đài kỷ niệm nhà thám hiểm sông Hồng và Vân Nam Jean Dupuis tại Hà Nội (1940?). Chuyến du hành ngược sông Hồng duy nhất - Dupuis gọi là Song Koi, Sông Cái tên lúc đó được gọi tại Hà Nội - của nhà mạo hiểm này còn muc đích chuyên chở 1 lô vũ khí đan được cho triều đình nhà Thanh tại Côn Minh. Sự kiện y bị tổng đốc thành Hà Nội Nguyễn Tri Phương bắt giữ khi trở về lại Hà Nội đã gây những phát súng đầu tiên cho cuộc tấn công Bắc Kì lần đầu của thực dân Pháp. Nếu không có thuốc phiện (và tài nguyên hầm mỏ dọc sông Hồng mà Dupuis đã khảo sát và đánh giá cao nhất thế giới!) vào lúc đó thì tất nhiên lịch sử nước ta đã không đi vào khúc quanh này.
** Sông Kim Sa tên chữ Lệ Thủy, sông đầu nguồn của Dương Tử Giang/Trường Giang trong chuyến tham quan Vân Nam ngày 31 tháng 8, 2019 của người viết. Dupuis mần theo con sông lớn này hy vọng tìm nguồn sông Hồng Hà gần đó nhưng thất bại. Chổ này cách tp Đại Lý chừng 300km về phía Bắc giáp Tây Tạng.
Tham khảo đối chiếu:
- - Đại Nam nhất thống chí.
- - Wikipedia, keyword Sông Hồng.
- - Từ điển Hán Nôm https://hvdic.thivien.net
- - Imperial bandits.Outlaws and rebels in the China-Vietnam borderlands.Bradley Camp Davis, University of Washington Press 2017.
- - La vie quotidienne des francais en Indochine 1860-1910. Charles Meyer. Hachette 1985
- - Voyage au Yun-Nan 1870-73, Jean Dupuis 1877
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét