Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Hà Khẩu-Lào Cai

Hồng Hà Ký Sự - Phần V


Cuối đoạn đường Côn Minh-Hà Khẩu đoàn chúng em đi vào thành phố Hà Khẩu của Trung Quốc. Khởi hành từ sáng sớm và chỉ thực sự lên đường sau khi tham quan 1 cái chùa tại Côn Minh, đến cửa khẩu là khoảng 4 giờ chiều, giữa đường đã dừng lại ăn uống giải lao và kiểm soát an ninh nhiều lần. (Đường cao tốc rất hiếm khi phải xuống thị trấn, thị xã hay nói chung là thành thị, nhưng nếu có thì phải khám xét rất kỷ, nếu không  thì công an lên xe chỉ đứng đầu xe và duyệt xấp hộ chiếu HDV trao. Mỗi lần em thì lại phải xuống xe theo họ vào trạm hỏi thêm và họ làm 1 phiếu kiểm tra, cho họ thôi, rồi được thả, không bị lấy nội tạng. Lý do là hộ chiếu của em là hộ chiếu Huê Kỳ).
Xe bus đưa đoàn du lịch đến đỗ ngay tại khu vực cửa khẩu.


Tòa nhà trong hình là trụ sở di trú và hải quan Hà Khẩu. Đối diện bên kia sông tp Lào Cai sẽ có tòa nhà cùng chức năng của bên mình,  hình số 12.
Khu vực đỗ xe bus là ngay bờ sông và xuống xe là nhìn thấy ngay cột mốc biên giới số 102(1) của phía bên TQ. Cột đối diện cũng cùng số 102 nhưng là mang số trong ngoặc (2) nằm bên cạnh cổng chào bên Việt Nam*. Các cột mốc đều đi đôi suốt chiều dài biên giới và mẫu mã kích thước y như nhau.
Đôi cột số 102 này là để xác định lằn biên giới trên sông Nậm Thi, bên kia sông có cột đánh số (2) của VN. Lằn này sẽ chạy ra giữa lòng sông Hồng. Điểm 3 biên giới giữa sông Hồng sẽ có (cần) 3 mốc biên giới như thế này, đành số trong ngoặc là (1) (2) và (3) ở ba góc của ngã ba sông Số (1) bên Hà Khẩu, số (2) và (3) bên Việt Nam ở mỗi bờ. 
Trước và sau khi qua những thủ tục di trú hải quan. Nhìn thấy là công chào Hà Khẩu Trung Quốc. Đi qua trụ sở di trú thì tất nhiên không đươc chụp hình, xứ nào cũng thế, Mỹ nó cũng tó, Việt nó cũng tó, Tàu nó cũng tó, chưa kể nó còn mổ lấy nội tạng nữa. Cửa ải này là cửa ải ra, còn cửa ải bên mình là sẽ cửa ải vào, chổ nào cũng hồi hộp ti tí, nhưng chẳng qua thì cũng như tại các phi trường thôi.
Ra đến đây là quảng trường phía trước trụ sở, là bờ sông và đầu cây cầu biên giới. Ở giai đoạn này ai ai cũng là người vô quốc gia, chưa hẳn ở miếng đất nào cả (bên VN chưa nhận vào mà bên TQ đã đuổi ra rồi). Chiêc cầu biên giới này là một cái no man's land. Bước qua lằn ranh giữa cầu bạn đọc phải sửa đồng hồ, lùi 1 giờ vì giớ TQ là 1 cho cả nước và không tuy thuốc múi giờ địa dư, trươc giờ Hà Nội 1 giờ. 
Cầu này tên là Hồ Kiều nhưng là cầu Hồ Kiều II xây dựng năm 1999. Cây cầu Hồ kiều lịch sử ở thượng nguồn sông Nậm Thì cách đây 150 mét phía trái người trong hình, song song với cầu này nhưng không xử dụng. Cầu Hồ Kiều bắt qua sông Nậm Thi, TQ gọi Nanxi, chứ không bắt qua sông Hồng.** 
Dừng chân trên cầu này nhìn ra ngã ba sông Hồng, cách chừng 100 mét. Nhà cửa trên bờ trông thấy là tp Lào Cai. Đó là vị trí 1 khu Phố Cũ người Hoa gọi là Lão Nhai, người Hmong gọi là Lao Cai. Người Pháp lên đây đặt nền hành chánh thuộc địa gọi là Laokay, trở thành 1 thủ phủ cho toàn địa phận. Lúc đó sông gọi là Nguyên Giang phía trên, phía xuôi là sông Thao. 
Do 2 dòng nước nhập lại tạo lưu lượng lớn hơn mà tại đây từ xa xưa đã là 1 cảng sông thuận lợi, một thương điếm trao đổi hàng hóa quan trọng cho 2 nước lân bang và các dân tộc vùng cao nguyên này.
Người Pháp dành được nơi này như 1 cái mà người Anh đã cố tìm ở Miến Điện-Myanmar mà thất bại: một cửa ngõ vào đất Vân Nam huyền thoại nước Thanh. Họ đã vội vã phát huy giá trị kinh tế và chính trị bằng cách nối liền Lào Cai với Hà Nội Hải Phòng bằng con đường nhựa thuộc địa và đường sắt (đường sắt là cơ sở cho đường sắt Vân Nam Phủ tức Côn Minh-Hải Phòng). Thời Pháp thuộc người nước Thanh đi lại giữa trung ương và Vân Nam không theo sông Dương Tử mà theo đường sắt này. Đi Lào Cai, rồi ra Hải Phòng hay Móng Cái để lên Hong Kong, Thượng Hải và Bắc Kinh.
Hình dưới, từ điểm đứng cô áo đỏ nhìn về bờ sông bên tay mặt: thấy những người cửu vạn thồ hàng hóa lẻ vào 1 con đường chắc có thủ tục khác với lữ khách tư nhân. Hàng hóa khối lượng thì có 2 cửa khẩu 1 phía Bắc theo biên giới  chừng 20km là Mường Khương, phía ngược dòng sông Hồng bên Bát Xát chừng 7km là cừa khẩu Bản Vược.***
Hình 13
Cảnh phố Lào Cai khi vừa ra khỏi nhà hành chính cửa khẩu bên phía mình. Đây là lúc thằng viết chia tay với đoàn du lịch để ở lại 1 đêm tại Lào Cai, trong kế hoạch là ngày mai sẽ kiếm phương tiện riêng đi ngươc dòng sông, theo bờ hửu ngạn lên lại vị trí cột cờ đã thấy.
Hình dưới là tổng quan khu vực cầu Hồ Kiều nhìn từ sân thượng khách sạn Mường Thanh (cao ốc duy nhất trong hình 13). Người viết sau khi rời đoàn du lịch (tiếp tục và kết thúc hành trình về đến Hà Nội vào lúc 23:00 giờ) thì tự túc qua đấy xin 1 phòng ở lầu cao nhất nhìn ra sông và chụp hình này.
Từ trên đó nhìn xuống điểm đứng chính xác trong hình 13 là như thế này: sông chảy từ trái qua phải trong hình. Bạn đọc có thể nhận thấy tòa nhà hành chánh di trú và hải quan Việt Nam bên này cầu. Phía bên kia các bạn nhìn thấy cổng chào trắng, phía sau là tòa nhà hải quan TQ. Biên giới là lằn gạch giữa cầu Hồ Kiều.
Miếng đất có cao ốc bên trái là đất TQ, thành phố Hà Khẩu, đối diện bên này là bờ sông thuộc thành phố Lào Cai, có nghĩa là phía đó sông Hồng chia đôi 2 nước. Từ chổ ngã ba sông qua lề phài hình thì lần đâu tiên bạn đọc nhìn thấy cả 2 bờ sông Hồng đều là Việt Nam.
Hà Khẩu là Cửa Sông, tên người TQ đặt cho đô thị nằm bên miệng sông Nậm Thi. Tên TQ cho dòng sông là Nanxi, Hán tự 南溪 (trên bản đồ) dịch ra âm Viêt là Nam Khê nhưng có lẽ người nay gọi theo 1 thổ âm của người dân tộc địa phương nào từ xưa, có thể là Hmong hoặc Hà Nhì. Sông này từ Đông Bắc đến cũng là đường biên giới giữa 2 nước từ cách cửa sông nhìn thấy chừng 7km, trước đó đến từ Vân Nam hướng Băc đụng biên giới trên đất ở đó. Từ đó đến cầu này sông Nậm Thì cũng là biên giới và dòng sông chia đôi tương tự như tại chổ mình thấy trong hình đây.
Cầu Hồ Kiều đang đươc xử dụng là cầu Hồ Kiều II hoàn tất năm 1999 sau chiền tranh. Cây cầu trong thấy trong hậu cảnh là cây cầu Hồ Kiều nguyên thủy gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử từ thời tranh chấp Pháp-Thanh cho đến chiến tranh năm 1980. Nay không con đươc xử dụng và đã ngăn đôi làm di tích.

Về nhân văn mà nói nếu nhìn trến 1 không ảnh không địa giới chính trị thì Hà Khẩu và Lào Cai là môt đô thị đôi. Chỉ là, ngôn ngữ chính của 2 bên là khác nhau, qua 1 lằn ranh nhân tạo tự chọn.
Về đêm sự phân chia lại càng không thấy được. Những thành phố đôi như thế này, ở Việt Nam có cập Mống Cái-Đông Hưng là tương tự, tuy có những thị trấn đôi nhỏ cũng xuất hiện ở nhiểu cửa khẩu khác trong nước. Trên thế giới có rất nhiều trường hợp thành phố đôi như thế này tại các cửa khẩu và phần lớn là qua 1 con sông.
Nhìn xe cộ tấp nập đôi bên, nghe tiếng karaoke vọng lên từ những tửu điếm bình dân, đời thường êm ả trôi qua bên bờ sông biên giới, mà chiêm nghiệm về đời sống kinh tế và thân phận con người vùng biên, chỉ muốn có bình yên đề làm ăn sinh sống và phát triển. Mưu tìm hạnh phúc.
(Và cũng phải hiểu là tuyệt đại đa số dân cư bây giờ tại Lào Cai đều là người tứ xứ vùng xuôi lên đây mưu sinh. Họ chỉ lên từ từ sau chiến tranh biên giới 1979-1989, sau khi khu vực đã bị hủy diệt toàn phần, số rất ít cư dân trước thì sơ tán về xuôi sinh sống rất lâu - trong đó 1 số không trở lại. Có thể nói chắc rằng không ai ở đây có thể gọi quê cha đất tổ là Lào Cai. Trong giao lưu người viết còn thấy răng trong tư duy người địa phương đây họ còn không nhớ thời chiến tranh đó ra sao).



***
Phụ chú:
- Bạn đọc có thể xem thêm nhiều hình ảnh thành phố Lào Cai trong post này (link), chuyến người viết đến trong năm 2013.

* Đây là cột mốc biên giới 102 phía bên bờ Việt Nam. Ảnh năm 2013
** Cầu Hồ Kiều xưa (Hồ Kiều 1) nhìn từ công viên cột mốc Việt Nam. Nay đã ngăn cấm và chỉ để làm di tích. Ảnh năm 2013
*** Cửu vạn và biên giới.
Hình dưới: chụp cửa khẩu Viêt Nam từ trên cao ốc trong hình trên, nhìn thấy tòa nhà chúng em mới ra khỏi. Bên trái tòa nhà đó có 1 cổng khác bên bờ kè, thấy dòng người cửu vạn thồ hàng hóa đứng xếp hàng chờ làm thủ tục hải quan. Giờ đã về xế chiều mà giòng người vẫn còn dài. 
Trước đây năm 2013 em thấy xe cộ đều đi qua cầu này nhưng hiện nay cơ giới và vận tải xử dụng Cửa khẩu Kim Thành mới mở, thượng nguồn sông Hồng từ chổ này lên là 4km. Cửa khẩu này bây giờ là cửa khẩu cũ dành cho bộ hành hay người trung chuyễn xe chuyên chở công cọng, hàng buôn bán lẻ.
Họ là những con người vô hình, vô hình ở chổ là không ai ngó ngàn đến, không ai để ý đến. Cái đặc biệt là, đây là nơi giao thương hàng hóa qua lại 2 chiều nhưng chỉ thấy người Việt làm nghề cửu vạn cho 2 chiều. Thằng viêt chưa có câu giải đáp, ngoài nghi vần là phía bên kia không có người nghèo khó đến mức buộc phải chọn nghề lao động nặng nề vất vả này. Đứng sắp hàng với họ chờ làm thủ tục không khỏi không nghe nói về những mẫu đời lam lủ của người vùng biên, tuy xa lạ nhưng lại gần gũi, và hiểu đươc thêm 1 bề dày của cuộc sống dân tộc mình vùng biên.
Một cuộc sống với sắc thái đặc biệt mà các thành thị khác không thể có.


*** Du ký năm 2013: Link



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét