Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Cột Cờ Lũng Pô

Hồng Hà Ký Sự - Phần VIII

 

là bố, ba, cha theo tiếng bản địa (Nùng, Hà Nhì, Hmong?) Lũng là rồng. Lũng Pô là Rồng bố, tên đặt cho con sông đồ ra đây, tên gọi TQ là Longbohe, phiên âm Long Po Hà. (Về thông tin chi tiết cột cờ các bạn google thì sẽ ra đầy!)
Cột cờ do Đoàn thanh niên Lào Cai chủ trương xây dưng với vốn góp từ mạng xã hội.


Con đường đi theo sông vào vùng thung lũng  hình chữ V cổ điễn, hai bên bờ là chân núi. Đến 1 nơi đường sẽ ngoặc về hướng Tây đến xã Y Tý Lào Cai phía Tây Nam trước khi về Sa Pa. Tại chỗ ngoặc bên phải sẽ có 1 đường thô sơ đưa lên đỉnh xã A Mú Sũng là 1 ngọn đồi không cao. Đây là khu vực sông Nguyên Giang đi vào Viêt Nam, chính xác hơn là, chạm vào đất VN, bờ bên kia vẫn là tình Vân Nam cho đến thị xã song sanh Hà Khẩu-Lào Cai.
Đoạn đường thô sơ này dài 4km sẽ lên tới đỉnh. Mình đang ôm sát chân núi, hữu ngạn con sông.
Chiếc cầu trong xa là cầu cuối cùng trên sông Nguyên Giang thuộc phần TQ. Cửa sông Lũng Pô bên khuất bên tay trái.
Thời điểm là đầu tháng 9, tương đối it mưa và có mưa thì nhẹ và mau như hôm nay. Nhìn những bãi cát có thể hình dung khi mưa to, nước lên, sẽ nhìn thấy ở đó là nước. Nhưng cũng để ý thức đươc là trong hình ảnh khi là nước thì không nhất thiết phải là sâu. Các chổ đó khi mặt nước phủ lên vẫn sẽ là rất cạn (nông). Do đó dù thấy có chổ sông rộng không có nghĩa là lưu lượng phải cao.
Đối diện với các thôn nghèo bên mình, bên Vân Nam là 1 thị trấn khá lớn và tươm tất, chẳng hiểu chức năng kinh tế là gì. Khả năng là cho du lịch, khả năng là họ đến đây cũng để xem cái mà mình đến xem. Và chổ này phải nói là đẹp, như 1 nơi nghỉ dưỡng rất tốt - và trên 1 trục giao thông lớn và thuận tiện bên đó.
Nhờ con đường quanh co và bám sát vực lòng sông mà từ đây có thể nhìn đúng theo trục dòng nước lên thượng nguồn. Thượng nguồn 51km từ chiêc cầu này là đập thủy điện Mả Đổ Sơn, 1 trong 5 con đập trên chiều dài sông Hồng của bên đất Trung Quốc.
Cột cờ khởi công xây năm 2016 và hoàn tất tháng 12-2017. Cao trên 31 mét tức như 1 cao ốc 7 tầng thôi
... nhưng không có thang máy!
Về bên trái, đến từ Tây Nam sông Lũng Pô cũng là biên giới tự nhiên giữa 2 nước trên 1 đoạn chừng 17km. Phía bên dãy Hoàng Liên Sơn địa chất là núi đá hoa cương nên nước suối trong hơn giòng nước từ Vân Nam xuống. Gặp nhau tại đây là định mệnh rồi nhưng 2 giòng nước 2 màu cũng không vui vẽ gì mà vồn vã hòa mình liền cái rụp, còn gườm nhau cả trên cây số mới chịu đi chung cùng. Thế mới biết luật trời đất cũng có thể cưỡng lại đươc. Một chút.
Dưới chân cột cờ là vị trí cột mốc biên giới số 92 (1) - khuất ở mũi cát không trông thấy. Khu vực phía dưới có đường cho xe chạy ven bờ sông ra tới đó nhưng thằng viết không biết để xuống xem. Đây là 1 ngã ba biên giới thì logic là phải có 3 mốc bia để xác định, và nước nào chỉ có 1 phần đất ở ngã 3 sông có bia số 1, nước có 2 phần đất sẽ có bia số 2 và 3. Tại đây bạn đọc hình dung vị trí 3 cột mốc được dễ dàng dù không được thấy.
Giữa ta và Trung Quốc tổng chiều dài đường biên giới là 1449,566km, trong đó biên giới nước tương tợ như sông Hồng và sông Lũng Pô ở đây là 383,914km, có tất cả 1378 mốc biên giới cụ thể.
Bên kia có 1 cái đài vọng cảnh khá đẹp, rất có thể trên thềm đài phía dưới bờ sông là vị trí 1 cột mốc biên giới bên họ. Con người trời sinh ra đâu cũng như nhau, có thể bên họ cũng có người như mình, khi đến chiêm nghiệm biên giới nước nhà cũng có được những cảm xúc đặc biệt sau sắc nào đó. Bên kia sông có 1 thị trấn nhỏ nằm trên trục lộ quan trọng đi về Hà Khẩu - Lào Cai có thể có trạm nghỉ chân du lịch, du khách có thể dừng lại, qua cây cầu này (thuôc TQ) và đến đó thưởng ngoạn giòng nước 2 màu hiếm có này. Tại 1 điểm du lịch biên giới nước (ngược vời biên giới đất) đẹp khác là thác Bản Giốc du lịch bên phía TQ rất rộn ràng, bạn đọc có thể xem trong blog này.
Nhìn xuôi dòng về hướng Đông Nam
Để đối chiếu, hình dưới là cột cờ nhìn từ cao tốc bên bờ Vân Nam người viết chụp qua kính cửa (rất bẩn, xe chạy nhanh) trên chuyến xe Côn Minh-Hà Khẩu ngày hôm trước. Hình này chỉ chụp được nhờ có chuẩn bị trước và dùng GPS trên điện thoại, cửa sổ thời gian chụp được 2 hình dưới 1 phút. Hình trái lúc vừa chợt thấy giữa các chướng ngại vật như cây cối. Hình sau bên phải là sau khi qua khỏi hơn 1km và tìm nhìn về sau xe, cho thấy km đầu khi giòng sông có 2 bờ ở 2 quốc gia khác nhau.
Từ tả ngạn trên đất tỉnh Vân Nam TQ, chiều xe về xuôi (trái) đến Hà Khẩu
Trên đường trở về xuôi, ngày 3-9-2019. Tả ngan là đất Vân Nam. Dòng chảy ➠ .
Nhìn giòng sông nhỏ nhắn yên ả, mặt nước tỉnh lặng đến soi đươc trời mây này mấy ai có thể đoán đây là dòng sông Hồng huyền thoại. Dòng sông mà nếu thiếu thì chắc đã không có dân tộc Việt Nam ngày nay, dòng sông có tên trong tất cả các giai đoạn lịch sử trọng đại từ cổ chí kim của nước Việt Nam.
(Chổ này 2 bờ là thuộc 2 nước, cách ngã ba biên giới mình mới xem qua chừng 3km, bề ngang sông chỉ độ 70-80 mét)
Lòng sông hẹp đến tưởng chừng có thể bước qua bên kia dễ dàng, 2 con đường trong hình thì tưởng như cùng 1 mặt bằng.
Bên ta là 1 con đường đất chủ yếu là đường biên phòng, bên bạn là con đường cao tốc G326 2 luồng đến từ Côn Minh đi về cửa khẩu Lào Cai (nhìn thấy là luồng về xuôi, luồng kia cũng tương tự nhưng không trông thấy, chạy song song).








Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét