Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Hồng Hà Ký Sự: Vùng Biên TQ

Hông Hà Ký Sự - Phần III

Chuyến xe bus Côn Minh-Hà Khẩu về đến điểm sông Hồng chạm vào bản đồ Việt Nam. Đó là chổ mũi tên vàng chỉ xuống. Từ điểm này về đến Hà Khẩu sẽ còn chừng 70km, chạy bên tả ngạn giòng sông. Sông Hồng trở thành biên giới tự nhiên giữa 2 nước. Vì con đường ôm sát bờ sông các ảnh chụp được hướng về bên phải của xe - tức nhìn về hướng Nam - luôn luôn cho thấy bờ sông phia bên Việt Nam.

Nhờ có chuẩn bị trước và theo dõi GPS trên điện thoại, người viết và đồng hành đã chụp đươc đúng giây khắc xe đi ngang qua cột cờ Lũng Pò bên đất mình. Hình này do một đồng hành chụp bằng iPhone. Xe chay nhanh trên cao tốc và ven đường có rất nhiều đoạn bị cây cối che khuất nên việc không là dễ, chỉ chụp đươc khi xe phóng qua chổ trống. Nếu là trời nắng với ánh sáng tốt cành quan sẽ hiện rõ trên ảnh, vì ít sáng nên đáng tiêc là các ảnh đều không đươc tỏ.

Đây là chừng 1km phía trên cột cờ và 2 bên sông còn là đất TQ, hai đầu cầu đều là đất TQ. Bạn đọc có thể đoán dưới chân cột cờ có 1 con suối chảy ra. Con suối đó tên là Lũng Pò và cũng là biên giới tự nhiên đến từ hướng Tây Nam. Tại dưới chân cột cờ 2 giòng nước nhập vào nhau tạo 1 "ngã ba biên giới" rất rõ ràng và đẹp mắt, các bạn đón xem hình trong 1 post sau (lúc đó người viết có rộng thời gian nhàn rỗi chứ không như lúc này chộp vội vã như cướp). Vùng đồi núi trong hậu cảnh bắt đầu là nước mình, bạn dù là không phải người "yêu nước nồng nàn" hay có "tư tưởng lập trường chính trị" nhạy bén gì đi nữa, sau 1 tuần trên đất người về đến đây cũng phải thoáng có 1 rung cảm nào khác thường, phải không nào? Từ đây trở xuống, bên kia sông là đất nước Việt Nam.
Để chiếu tướng với đường cao tốc nước bạn, chổ này là G-326, mình cũng có 1 con đường ven sông tương tợ - thực chất là đường tuần tra biên giới - là tỉnh lộ DT-158 (dạo này từ năm 2016 em thấy các mã số đương tỉnh lộ TL được đỗi ra đường tỉnh DT hết. Rõ ruồi bu, "tỉnh lộ" là tiếng Việt Nam cũng như "quốc lộ" người ta dùng từ trăm năm nay đã có sao?).
Sông là biên giới, vấn đề khai thác tải nguyên kinh tế là vấn đề hết sức phức tạp và nhạy cảm (từ đánh bắt thủy sản đến xáng hút cát, chằng hạn) nên phương tiện thấy trên sông là phương tiện chuyên chở. Nếu các bạn thắc mắc là các ghe tàu này chở gì đi đâu thì các bạn nhạy bén đấy 😉.
Nói dấu gì, theo tài xế (bên mình) và người dân tại đây cách đây không lâu chỉ chừng vai năm, "hoạt động kinh tê" dọc sông này gọi là khá tấp nập đấy. Chắc chỉ về đêm. Chuyện là, chăng có gì là phi pháp cả, đôi bên cũng chỉ cho là tạm thời, trong lúc chờ đợi hạ tầng đường xá nâng cấp thôi. Và cũng chẳng là bí mật gì, hàng hóa trao nhau là đến từ châu thổ sông Hồng, cảng Hải Phòng v.v... Bằng đường bộ dĩ nhiên.
Lòng sông từ đây rộng ra, em đọ là chừng trên dưới 300 mét, và với các cồn cát  trông thấy mình có thể nói rằng lưu lượng là rất kém, và sông rất cạn (nông) it nhất là tại điểm này. Chổ này lội bộ từ bờ này sang bờ kia - thực chất là xuất ngoại! - chắc là khá dể dàng. Nếu có vác chút hàng trên vai mang qua thì sẽ gọi là xuất khẩu, phải không nào?
Tại nhiều khúc đã đươc đắp bờ kè, nhất là tại các bãi xoáy. Hình trên cho thấy bên phần Việt Nam là 1 bãi bồi (đối lại với 1 bãi xoáy, soi mòn) rất rộng, màu đất phù sa gần như màu nước. Khi nước lên cao che phủ phần bãi này mình sẽ tưởng như sông rất lớn nhưng sự thật sẽ là rất cạn (nông) ở chổ đó.
Nhắc lại là mình đang bên bờ nước khác nhìn về đất mình. Mình đang nhìn địa phận huyên Bát Xát là huyện cực Bắc trên biên giới này của tỉnh Lào Cai. Xe đang chạy trên châu Honghe của Trung Quốc. Tên gọi Honghe này không biết xuất hiện lúc nào nhưng chắc chắn là không phải cổ điễn. Trươc thời gian người Pháp đến thì tên là châu hay huyện (?) Nguyên Giang. Nguyên Giang hay Honghe cũng để chỉ giòng sông biên giới đây. (tỉnh, châu , hạt, trấn v.v... bên TQ không hiểu hành chánh như thế nào nhưng hiện nay 1 tỉnh TQ diện tích như 1 nước nhỏ ở Đong Nam Á, 1 châu bằng 1 tỉnh Việt Nam. Trấn và thị thì rất tùy thuộc hành chánh từng địa phương, phần mình đi vào trên bản đồ hiện nay viết là Trấn Hà Khẩu).
Về gần đến Hà Khẩu con đường tách khỏi giòng sông và chạy vào trong chừng 3km, cũng song song với biên giới nhưng ở cao trên triền thung lũng hơn nên nhìn qua đất mẹ thấy đươc những ngọn núi của dãy Hoàng Liên Sơn bên tỉnh Lào Cai.
Nhìn thấy núi đồi uy nghi hùng vĩ mình có khuynh hướng cho đó là những cao điểm nổi tiếng bên đó như Sa Pa, Fansipan v.v... nhưng không phải. Các đỉnh núi nơi đó khuất dưới chân trời. Nếu ở đồng trống nhìn theo mặt phẳng trái đất măt người ở độ cao 1,5 mét chỉ thấy đươc những gì cách 4-5km thôi. Núi đồi ở góc cao thì cũng chỉ quá lăm là 7 đến 10km. 
Fansipan dù với độ cao 1347 mét cũng không thể trông thấy đươc cách 30km chim bay từ  điểm xe chạy qua này. Cột điện là bên đất Trung Quốc. Các ngọn núi trong hình nay không cao mấy và các xa chỉ chừng 7-8 cây số bên kia bờ sông Hồng, trong huyện Bát Xát tình Lào Cai.Từ đây về tới thành phố Hà Khẩu chỉ còn chừng 15 phút.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét