Hồng Hà Ký Sự - Phần IV
Bản đồ ngã ba sông giúp bạn đọc định vị nơi sông Hồng chảy hẳn vào địa phận nước ta. Mốc địa dư đặc biệt dễ nhận biết trên mặt đất này đã được 2 nước Trung Hoa và Việt Nam công nhận và không tranh chấp từ lâu *. Đại Thanh Nhất Thống Chí đã có tên sông Thao là tên sông từ ngã ba về xuôi và ta cũng gọi Nguyên Giang là khúc sông từ đó trở về ngươc. Tên gọi Hồng Hà chỉ xuất hiện sau khi người Phương Tây đến và đặt cho toàn chiều dài giòng sông trong cả 2 nước.
Tả ngạn phía trên, hữu ngạn phía dười. Các tên địa danh và hành chánh trong post này: Tỉnh Vân Nam, đô thị Hà Khẩu, châu Honghe, huyện Mông Tự, huyên Văn Sơn nước Thanh trong góc trên bên trái bản đồ. Đồn Bảo Thắng, châu Thũy Vĩ, Phố Mới trên địa phận ở phần phải của bản đồ. Phố Cũ, Lão Nhai, Cốc Lếu trên hữu ngạn phần dưới bản đồ. Hưng Hóa là tỉnh Việt Nam, 2 phần dưới. (Các tên gọi và đơn vị hành chánh không đồng thời đồng niên đại)
Đại Nam Nhất Thồng Chí trích Lê Quý Đôn viết trươc đó 100 năm, đời Lê, định vị chổ này:" Xét Kiến Văn Tiểu Lục của Lê Quý Đôn chép: sông Thao ở bên tả sông Đà, phát nguyên từ nước Thổ Phồn(1), chảy qua tỉnh Vân Nam nước Thanh, hợp với các ngọn sông khác chảy ra địa giới huyện Mông Tự, đến xứ Hưng Hóa(2), qua ngòi Mật, ngòi Quyền, ngòi Bắc Sát thuộc 3 động Trình Lạn, Hoa Quán và Hương Sơn. Về bờ bên tả là 4 điếm Thanh Thủy, Điền Phòng, Bắc Sát, Hà Khẩu thuộc huyện Vân Sơn nước Thanh, đến ngã ba sông tục gọi là Làng Huân, bên tả có sông Ngâu (Ngưu Giang)(3), phát nguyên từ phủ Nguyên Giang thuộc tình Vân Nam, chảy qua các thôn động Sơn Yêu châu Thũy Vĩ xuống hợp ở đây..."(1) Thổ Phồn là Tây Tạng, ông già nói sai.(2) Huyện Mông Tự, có lẽ huyện lỵ cổ là tp Mông Tự ngày nay, có lẽ là châu Honghe - tức Nguyên Giang. Huyện Vân Sơn chắc đã nhập vào huyện Mông Tự vì còn thấy tên 1 huyện lỵ Văn Sơn ở phía Băc Hà Khẩu. Hưng Hóa đời Lê là 1 tỉnh gồm vùng đất từ Điện Biên đến Hà Giang giáp Cao Bằng.(3) Sông Ngưu Giang này không thấy còn tên địa danh nào trên bản đồ vùng này, cả đôi bên, nhưng xét theo mô tả trong tư liệu thì chỉ có thể là sông Nậm Thi.
Sách địa chí quốc sử quán triều Nguyễn ghi rõ chổ này (ngã ba sông Thao):" ... từ sông Ngâu trở lên bên hữu là động Sơn Yêu nước ta, bên tả là địa phận huyện Văn Sơn. Đấy là sông Thao, sông nhiều phù sa, nước đỏ đục, bên bờ hữu là động Cam Đường, bên bở tả là đồn Bảo Thắng và sở tuần Nguyên Đường..."Sông Ngâu hay Ngưu Giang, không thấy ghi chú ở đâu khác, ắt phải là sông Nanxi của TQ, Nậm Thi của ta, vì vị trí huyện Văn Sơn như tả. Văn Sơn là 1 địa danh còn thấy ở vị trí "bên tả" đó bên TQ, tức phía Bắc con sông Ngâu. Phố Cũ Lão Nhai là vị trí động Cam Đường, sau thành 1 phố (bờ cận cảnh hình trên, vị trí người chụp hình đang đứng) và năm 2004 sát nhập với tp Lào Cai đã phát triển và mở rộng phía tả ngạn - Phố Mới - là chủ yếu vì bên đó là depot xe lửa trên tuyến xe lửa Côn Minh-Hải Phòng của Pháp. Bảo Thắng là tên cũ của ví trí đó trước khi đặt là Laokay, mà địa chí gọi là Đồn Bảo Thắng. Bảo Thắng nay là 1 huyện về phía hạ lưu sông Hồng giáp với tp Lào Cai.
Chiêc cầu trong bản đồ trên: cầu Cốc Lếu, cũng chụp từ sân thượng khách sạn Mường Thanh. Là cây cầu Việt Nam đầu tiên trên giòng sông Hồng 2 chân đều là trên đất Việt. Chính xác là hạ lưu cách tâm của ngã ba sông 600 mét. Cây cầu thứ nhì cũng trong tp Lào Cai, cách đây 2,5km về xuôi bên phải hình.Trong post trước cây cầu cuối cùng trên đất Trung Quốc được thấy trong hình cột cờ Lũng Pô. Trên đoạn thương nguồn là khúc sông biên giới thì cách ngã ba nảy trở lên 4km có Cửa Khẩu Quốc Tế Đường bộ Số II Kim Thành với chiếc cầu có chân 2 bên bờ sông Hồng, Phía đó còn có cửa khẩu cho hàng hóa ở Bản Vược cách đây 20 km, thì là 1 bến phà, không có cầu bắt qua. Cửa khẩu Kim Thành là cửa khẩu đường bộ thứ 2 của Lào Cai mới mởcho nên có tên chình thưc như trên với chữ hoa - cửa khẩu trước là qua cầu Hồ Kiều.Để hình dung rõ hơn về cách xếp đặt trong hành lang thung lũng sông Hồng sẽ đỗ ra vùng châu thổ ở Việt Trì-Phú Thọ, thì đường xe lửa Hà Nội-Lào Cai chạy bên tả ngạn, qua tp Yên Bái nằm bên tả ngạn (về đến Hà Nội phải qua hữu ngạn mới vào đo thị HN được, qua cầu Long Biên). Đường cao tốc Lào Cai-Nội Bài và xưa kia đường quốc lộ chạy bên tay mặt, đến trên Việt Trì thì lại sang bờ tay trái thằng về hướng Nội Bài. Đường cao tốc chạy "sau lưng" bức hình số 3 đến cửa khẩu mới là cửa khẩu Kim Thành (hiện nay cho xe chở hàng hóa) và qua cầu tại đó nối với cao tôc G326 của Trung Quốc. Đường xe lửa thì đến đây ở Ga Lào Cai bên kia sông của hình, ở 1 điểm phía ngoài lề phải của hình. Nơi bắt đầu đường sắt đi Côn Minh là Ga Bắc bên Hà Khẩu cũng bên tả ngạn sông Hồng - hiện nay 2 hệ thống hỏa xa chưa có kết nồi trực tiếp.Người Pháp xây cây cầu Cốc Lếu bằng gỗ cuối thế kỷ 19 và đã giựt sập trong cuộc chiến ngắn ngủi Pháp-Nhật. Sau đình chiến Geneva cầu được xây lại, trong chiến cuộc biên giới 1979 lại bị giựt sập. (Trong trận chiến cuối cùng này Lào Cai - Phố Cũ và Phố Mới 2 bên cầu - và Cam Đường còn là những thị xã rất nhỏ rất xa trung ương, bị quân Đặng san bằng bình địa không còn viên gạch nào trên viên gạch nào).Hòa bình biên giới trở lại năm 1989 thì cầu Cốc Lếu mới được xây lại (1992), từ đó đã qua 2 lần nâng cấp cho đến như hiện trạng ngày nay.Chợ Cốc Lếu bên này sông, còn gọi là Phố Cũ, người Thanh gọi là Lão Nhai, có lẽ là gốc tên người Pháp đến đặt, Laokay. Bên kia là phần gọi là Phố Mới. Hai tên gọi này là từ thời rất xa xưa, từ khi Lào Cai mới đi vào thư khố cận đại dưới triều Nguyễn. Đường xe lửa chạy trên tả ngạn sông Hồng và ga xe lửa Lào Cai là bên kia sông từ đây. Đường xe lửa từ ga Hà Nội lên đây chỉ qua sông Hồng 1 lần duy nhất ở cầu Long Biên và chạy bên bờ đó lên đến Ga Lào Cai ở Phố Mới. Tuyến xe lửa xưa tiếp tục qua Vân Nam lên tới Côn Minh nhưng nay không còn kết nối, mặc dù bên kia đường rây kích cở hiện đại tiếp tục đưa lên Côn Minh (khách muốn đi dường xe lửa từ Viêt Nam thì tới Ga Lào Cai xuống và đi bộ qua biên giới để tới ga Ga Hà Khẩu.Ghi chú:* - Chiến tranh biên giới 1979: chiến cuộc này không phải vì tranh chấp biên giới, đánh nhau là chỉ vì ghét nhau mà đánh thế thôi. Biên giới Việt Trung có được điều chỉnh và quy định lại rõ rệt hơn tại nhiều nơi sau đó không? Nếu có thì chăc chắn là khong đang kể, vì đó chỉ là một trong những phó sản của cuộc chiến.Truy cập trên mạng được ảnh public domain không biết năm nào nhưng khả năng là 1 thời gian ngắn sau hiệp đinh Geneva 1954, góc nhìn ngã ba sông từ thượng nguồn sông Nậm Thi. Lúc này đã có cây cầu Hồ Kiều số 2, ở ngay vị trí tác giả đã dùng để xuất nhập khẩu. (Cầu Hồ Kiều 1 ở khuất dưới cận cảnh hình)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét