Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Đê Sông Hồng

Hồng Hà Ký Sự - Phần kết 

Châu thổ một dòng sông lớn hình thành qua nhiều nghìn năm, vạn năm. Khi đến cao độ mặt biển giòng sông chậm dần, đất phù sa lắng chìm và tạo thành vùng đồng bằng phù sa. Nhưng ở lắm nơi đồng bằng này chưa đươc "hoàn chỉnh" lúc con người đến cư ngụ lập nghiệp, canh tác. Các vùng trũng nơi đáng lý có thể sẽ tiếp tục được phù sa bồi đấp qua lũ lụt đã vội đươc đưa vào xử dụng canh tác hoặc cư trú. Đê điều ngăn nước sông (và phù sa) tràn vào vùng trũng trên thực tế đã chặn đứng việc bồi đắp tự nhiên của châu thổ, và đã giữ cho các vùng trũng đó tồn tại mãi mãi. Do đó con đê một khi đã đắp lên phải đươc giữ gìn và bảo trì liên tục mãi mãi. 
 
Các con đê xưa nhất đươc xây dựng nằm trên đoạn từ điểm chóp của châu thổ - Ngã Ba Hạc, Đoan Hùng - đến thành Đại La, Hà Nội hiện nay. Đươc ghi lại trong sử sách từ đời Cao Biền, tức đã hiện hữu từ trên 1200 năm. Đê sông Hồng là 1 di tích từ lâu đời, ma là 1 kỳ công lịch sử sống, vẫn còn hữu dụng ngày nay.
"Đê sông Hồng" hiện nay là 1 hệ thống nhiều đoạn đê rải rác khắp châu thổ sông Hồng sông Thái Bình. Tổng chiều dài là khoảng trên 2500 km, gồm cả đê thuộc vùng thủy văn sông Thái Bình. (Đường bộ từ Lũng Cú ở chóp bản đồ cho đến Mũi Cà Mau là 2410 km!)
Trong blog này chủ yếu là những ghi nhận của 1 lữ hành "phó thường dân" mời bạn đọc xem qua 1 vài hình ảnh để đươc gợi ý  nơi có thể đến quan sát đươc (những bộ phận nhỏ của) các con đê huyền thoại đươc cả thế giới biết đến và đánh giá cao.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2019

Hồng Hà Ký Sự: Châu Thổ

Hồng Hà Ký Sự - Phần XIV


Châu thổ là vùng đất được tạo thành bởi 1 giòng sông lớn - lưu lượng lớn, lượng tải phù sa lớn  - tại giao diện giữa giòng sông đó với biển cả (hay 1 biển hồ lớn) [*]. Phương Tây gọi là delta vì hình thù châu thổ luôn là 1 tam giác - Delta là ký tự Hy Lạp cho chữ D La-Tinh, hình 1 tam giác. Đi vào châu thổ các sông ngòi lớn như Mississippi, Nile, Gange, Mekong... là chổ hiện nay ta thấy dòng sông lớn bắt đầu tách ra thành nhiều nhánh nhỏ chia nước đưa ra bờ biển của châu thổ. Do đó ta dễ nhận biết châu thổ sông Hồng bắt đầu ở Sơn Tây khi sông Đáy bắt đầu tách ra, sau đến sông Đuống. Từ đó sông chia ra rất nhiều nhánh nũa, có nhánh tách ra rồi lại thông lại với giòng chính hay nhánh phụ. Đổ vào châu thổ sông Hồng lại còn có sông Thái Bình từ phía Bắc Chí Linh chảy xuống.
Châu thổ được nhân loại dùng vào nông nghiệp, và phần lớn địa hình địa vật chịu ảnh hưởng văn hóa của con người đến đó canh tác. Hình thái châu thổ sông Hồng nhìn từ trên không khác hẳn vùng châu thổ sông Mekong hay Đồng Nai-Vàm Cỏ vì lịch sử khai thác và định cư của 2 miền khác nhau, cho dù mẫu số chung vẫn là lúa nước. Các bạn so sánh ảnh dưới với các không ảnh trong blog này - dùng Mục Lục điểm dến - của những châu thổ miền Nam. Khác biệt rõ nét nhất là khu dân cư ở đây rất co cụm và quy hoạch, theo truyền thống làng mạc xưa sau lũy tre, sau thì kinh tế hợp tác xã cũng góp phần củng cố lối quy hoạch này thêm. Ở miền Nam nhà ở thì rải rác khắp đồng ruộng và tụ về ven các trục giao thông, là đường xá hay kinh lạch.
* - Lưu vực là vùng địa lý 2 bên 1 giòng sông cung cấp nước cho 1 giòng sông.

Thứ Tư, 11 tháng 9, 2019

Cầu Long Biên: không gian con người

Hồng Hà Ký Sự - Phần XIII

Không gian cầu Long Biên, một hệ thống sinh thái cá biệt giữa lòng Hà Thành dưới góc nhìn của 1 du khách tầm thường, đi bộ khám phá.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

Hồng Hà tại Hà Nội

Hồng Hà Ký Sự - Phần XII

Nhĩ hà trên Tuyên Đỉnh, Hoàng Thành Huế
Sông Nhị từ tên một cái hồ hình trái tai Phật gọi là Nhĩ Hồ. Do đó 'Nhị' không có nghĩa là thứ hai mà là 1 biến thể của "trái tai Phật". Sách Đại Nam Nhất Thống chí gọi khúc sông chảy qua Hà Nội là Nhĩ Hà. Tên dân giả thời Nguyễn là Sông Cái. Hiện nay đời thường tại Miền Bắc và Hà Nội không còn nghe ai trong dân gian nói đến tên sông Nhị Hà. Sông Thao là tên đoạn sông từ phía trên ngã ba sông tại Việt Trì trở lên thượng nguồn thì thường đươc nghe gọi. Đi vào thời Pháp thuộc đời Tự Đức khu dân cư Hà Nội gọi là Kẻ Chợ và sông Hồng là Sông Cái.

Hà Nội là thành phố lớn duy nhất tại Việt Nam được xây dựng bên 1 con sông lớn mà không có con đường bờ sông, không có giao diện trực tiếp giữa đô thị với giòng sông. Cụ thể là 1 bến sông có quy hoạch ít nhiều để khai thác tiềm năng của con sông, như tại Sài Gòn, Cần Thơ và các thị thành Miền Tây, Đà Nẵng, kinh đô Huế và các cảng, thành thị Miền Trung. Vị trí bên sông Hồng mà khúc này khi xưa gọi là Nhĩ Hà gần như là ngẫu nhiên, tuy không phải là ngẫu nhiên.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

Sông Thao

Hồng Hà Ký Sự - Phần XI

   Có học giả tại Hà Nội [1] đã nêu giả thuyết tên sông Thao đến từ một tên gọi bản địa gốc Tai-kadai[2] là Nậm Tao. Gốc 'Nậm' còn được đọc thấy trong tên rất nhiều sông ngòi trong vùng ngày nay. Nậm Tao có nghĩa là sông lớn, sông chính. Thao Hà thì truy cập ra là trùng tên với một con sông bên Trung Hoa có thể đã được dùng từ lâu. Các nho sĩ xưa bên mình hay đặt tên địa phận Việt Nam theo tên sẳn có bên Trung Hoa rất nhiều, từ những thôn nhỏ đến sông núi lớn. Các tên trùng lấp Hoa-Việt khó là xuất hiện ở tiểu quốc trước khi được dùng ở nước lớn trung tâm văn minh và quyền lực khu vực một thời. Hai khả năng này hiện nay chưa thể xác định xa hơn.  Trong thư khố Việt Nam thì đã được Lê Quý Đôn nhắc đến, cứ cho là trí nhớ dân giã là lui từ đó về qua khứ 100 năm (nói 1 cách võ đoán là 5 thế hệ) thì tên này đã được dùng gọi từ khá lâu rồi, khoảng thế kỷ XVI.
Bây giờ là sông Hồng, mặc dù tại địa phương lưu vực khúc sông và Hà Nội 'sông Thao' còn thường được nghe nói. Đồng thuận hiên nay là khi gọi sông Thao - trong dân gian và lịch sử - là chỉ giòng sông Hồng từ tp Lào Cai đến Phú Thọ (Bảo Thắng xuống Ngã ba Hạc). 
[1] - ngonnguhoc.org
[2] - Hệ ngôn ngữ bao gồm trong đó có tiếng nói của một vài sắc dân ở vùng Hưng Hóa xưa, địa phân từ tỉnh Lai Châu qua tình Hà Giang ngày nay.

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2019

Jean Dupuis và Sông Hồng

Hồng Hà Ký Sự - Phần X

Năm Tự Đức thứ 2, tháng 10-1849 một trận đụng độ quan trọng giữa hải đội Hoàng gia Anh có sự yểm trợ của hải quân Đại Thanh và Đại Nam, với hải tặc khét tiếng Thập Ngủ Tử (十五仔) tại Cửa Cấm còn đươc phương Tây gọi là Trận hải chiến sông Tonkin - Battle of the Tonkin River - ám chỉ giòng nước chảy đến vịnh Bắc Bộ từ sông Bạch Đằng. Đó là một con sông họ nghĩ là rất lớn nhưng còn rất mơ hồ về địa lý và tên gọi. Tonkin River là một tên gọi "phỏng đoán" của họ. Họ (người Anh quốc) chưa nghe đến tên Red River. Người phương Tây đầu tiên đến thám hiểm giòng sông dài mà nay ta gọi là sông Hồng tên là Jean Dupuis, một con buôn đến từ nước Pháp. Jean Dupuis là người đã thống nhất các tên khác nhau của những đoạn sông Hồng và gọi dòng sông dài này bằng tên mà Việt Nam và thế giới đang dùng ngày nay.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Mốc Biên Giới

Hồng Hà Ký Sự - Phần IX: Mốc biên giới trên bờ sông Hồng

Từ tư liệu tổng hợp - Giữa Việt Nam và Trung Quốc có 1449,566km đường biên giới, trong đó biên giới trên mặt nước là 383,914km. Biên giới Việt Trung bắt đầu ở xã Sín Thầu, Mường Nhé tỉnh Điện Biên và chấm dứt ở hải phận Móng Cái, với cột mốc số 0 ở Điện Biên và cột số 1378 Tràng Vĩ Móng CáiTại Điên Biên mốc 0 là 1 cái cột mốc đơn có 3 khía 3 mặt, Việt, Trung và Lào. Tại Móng Cái, Quảng Ninh cột 1378 nằm ngoài biển giửa cửa sông Ka Long.

Một đoạn 7km sông Nậm Thi ở Lào Cai, 80km sông Hồng từ tp Lào Cai lên đến cột cờ Lũng Pô, và chừng 17km sông Lũng Pô về hướng Tây Nam là biên giới nước.
Trên đoạn sông Hồng có 9 cột mốc, từ số 92 ở Lũng Pô đến cột số 100 tại tp Lảo Cai. Thằng viết đã đứng sát cột 101 và 92 mà không biết để bươc đến ghi lại ảnh. Loanh quanh trung tâm thành phố Lào Cai các bạn cũng có thể đến "hiện diện" chụp cái ảnh tự sướng tại các cột mốc từ 100 đến 105, mốc 102 đến 105 là bên sông Nậm Thi. Mốc 101 có 3 cột tại ngã ba sông, cũng như mốc số 92.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

Cột Cờ Lũng Pô

Hồng Hà Ký Sự - Phần VIII

 

là bố, ba, cha theo tiếng bản địa (Nùng, Hà Nhì, Hmong?) Lũng là rồng. Lũng Pô là Rồng bố, tên đặt cho con sông đồ ra đây, tên gọi TQ là Longbohe, phiên âm Long Po Hà. (Về thông tin chi tiết cột cờ các bạn google thì sẽ ra đầy!)
Cột cờ do Đoàn thanh niên Lào Cai chủ trương xây dưng với vốn góp từ mạng xã hội.

Hồng Hà Ký Sự: Bát Xát

Hồng Hà Ký Sự - Phần VII:  Hữu ngạn, ngược lên từ Lào Cai.
 

 

Ra khỏi khu cửa khẩu Kim Thành đoạn đường tỉnh lộ 156 nhiều khúc tách khỏi bờ sông, nhưng các bạn nhất là bạn đi xe 2 bánh có thể chọn những nhánh đường thô sơ men bờ sông để ngắm cảnh chụp hình, và nhất là khám phá các mốc biên giới bên bờ sông mà trên đường DT156 không nhìn thấy được.

Hồng Hà Ký Sự: Hữu Ngạn

HỒNG HÀ KÝ SỰ.  Phần VI

 
Tiếp theo bạn đọc sẽ cùng người viết đi ngược giòng sông từ tp Lào Cai lên thượng nguồn đến cột cờ Lũng Pô trong xã À Mú Sũng huyên Bát Xát. Mình sẽ chạy trên bờ tay mặt sông, với giòng sông là biên giới, nhìn qua đất bạn. Hình ảnh có một số lớn sẽ đối lại với hình ảnh post "Biên giới", du ký ngày 2 tháng 9 trong đó có cac ảnh từ bên trái bờ sông trên đất Trung.

Do từ liên kết với nhưng địa danh như Sa Pa, Hoàng Liên Sơn mà Lào Cai đươc cho là thành phố núi. Cao độ sông Hồng tại đây chỉ 73 mét trên mặt biển. Lào Cai là thành phố giữa núi thì đùng hơn. Thành phố trong thung lũng sông Hồng năm 2019 có chừng 173.000 cư dân, tuyệt đại đa số là đã lên định cư sau chiến tranh biên giới năm 1989, từ các tỉnh châu thổ giòng sông là nhiều (bên phía TQ dân số cả huyện Hà Khẩu trong châu Honghe là 80,000 nhưng không rõ đô thị Hà Khẩu  - gọi là Hà Khẩu Trấn - có bao nhiêu người).

Hà Khẩu-Lào Cai

Hồng Hà Ký Sự - Phần V


Cuối đoạn đường Côn Minh-Hà Khẩu đoàn chúng em đi vào thành phố Hà Khẩu của Trung Quốc. Khởi hành từ sáng sớm và chỉ thực sự lên đường sau khi tham quan 1 cái chùa tại Côn Minh, đến cửa khẩu là khoảng 4 giờ chiều, giữa đường đã dừng lại ăn uống giải lao và kiểm soát an ninh nhiều lần. (Đường cao tốc rất hiếm khi phải xuống thị trấn, thị xã hay nói chung là thành thị, nhưng nếu có thì phải khám xét rất kỷ, nếu không  thì công an lên xe chỉ đứng đầu xe và duyệt xấp hộ chiếu HDV trao. Mỗi lần em thì lại phải xuống xe theo họ vào trạm hỏi thêm và họ làm 1 phiếu kiểm tra, cho họ thôi, rồi được thả, không bị lấy nội tạng. Lý do là hộ chiếu của em là hộ chiếu Huê Kỳ).
Xe bus đưa đoàn du lịch đến đỗ ngay tại khu vực cửa khẩu.

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

"Ngã ba Biên Giới"

Hồng Hà Ký Sự - Phần IV 

Bản đồ ngã ba sông giúp bạn đọc định vị nơi sông Hồng chảy hẳn vào địa phận nước ta. Mốc địa dư đặc biệt dễ nhận biết trên mặt đất này đã được 2 nước Trung Hoa và Việt Nam công nhận và không tranh chấp từ lâu *Đại Thanh Nhất Thống Chí đã có tên sông Thao là tên sông từ ngã ba về xuôi và ta cũng gọi Nguyên Giang là khúc sông từ đó trở về ngươc. Tên gọi Hồng Hà chỉ xuất hiện sau khi người Phương Tây đến và đặt cho toàn chiều dài giòng sông trong cả 2 nước.

Tả ngạn phía trên, hữu ngạn phía dười. Các tên địa danh và hành chánh trong post này: Tỉnh Vân Nam, đô thị Hà Khẩu, châu Honghe, huyện Mông Tự, huyên Văn Sơn nước Thanh trong góc trên bên trái bản đồ. Đồn Bảo Thắng, châu Thũy Vĩ, Phố Mới trên địa phận ở phần phải của bản đồ. Phố Cũ, Lão Nhai, Cốc Lếu trên hữu ngạn phần dưới bản đồ. Hưng Hóa là tỉnh Việt Nam, 2 phần dưới. (Các tên gọi và đơn vị hành chánh không đồng thời đồng niên đại)

Hồng Hà Ký Sự: Vùng Biên TQ

Hông Hà Ký Sự - Phần III
Thời điểm: tháng 9, năm 2019 3 tháng trước Covid

Chuyến xe bus Côn Minh-Hà Khẩu về đến điểm sông Hồng chạm vào bản đồ Việt Nam. Đó là chổ mũi tên vàng chỉ xuống. Từ điểm này về đến Hà Khẩu sẽ còn chừng 70km, chạy bên tả ngạn giòng sông. Sông Hồng trở thành biên giới tự nhiên giữa 2 nước. Vì con đường ôm sát bờ sông các ảnh chụp được hướng về bên phải của xe - tức nhìn về hướng Nam - luôn luôn cho thấy bờ sông phia bên Việt Nam.

Hồng Hà Ký Sự Phần II: Thung lũng

Du ký ngày 2 tháng 9 năm 2019. Phần II

Tiếp tục du ký Vân Nam cuối tháng 8, 2019. Sau gần một tuần vòng quanh vùng Tây-Bắc tỉnh Vân Nam đến vùng Tiểu Tây Tạng, đoàn thằng viết lên đừơng trở về xứ từ thành phố Côn Minh. Chuyến xe bus Côn Minh đi Lào Cai chạy hướng Bắc Nam theo 1 hành lang tự nhiên tương đối ổn giữa vùng đồi núi phía Nam tình Vân Nam (hình trong post trước). Đến một chổ cách Lào Cai đường chim bay gần đúng 100 km thì lọt vào thung lũng sông Hồng trên đất Trung Quốc. Tại đây gặp sông Hồng từ hướng Tây Bắc xuống, con đường bẻ gãy từ hướng 6 giờ qua hướng 5 giờ, đi về Hà Khẩu/Lào Cai. Vì đã có chuẩn bị trước người viết và đồng hành đã ghi lại được hình ảnh không gian của thung lũng và con sông hiếm có ai đời nay quan tâm tìm hiểu này.

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

Hồng Hà Ký Sự. Phần I: Nhĩ Hồ

Thời điểm: tháng 9, năm 2019 3 tháng trước Covid

Đây là bối cảnh thiên nhiên, địa hình địa vật nơi sinh ra suối nguồn con sông gọi là Hồng Hà. Giòng sông dài mà nay người Việt gọi chung là Sông Hồng có 2 nguồn chính thức ở một khu vực 50km phía Đông Nam thành phố Đại Lý tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Từ đó nước chảy 1150 km qua 2 nước Trung Hoa và Việt Nam, gần đúng 1/2 trong mỗi nước, mang nhiều tên khác nhau khi qua các địa phương. Trong bài ký sự này người viết xin dùng tên sông Hồng để nói đến tất cả các đoạn sông.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

Hồng Hà Ký Sự

Thời điểm: tháng 9 năm 2019, trươc Covid 3 tháng
 
Từ một chuyến du hành tỉnh Vân Nam bẳng đường bộ qua cửa khẩu Lào Cai, rồi một chuyến độc hành ngược lên xã địa đầu A Mú Sủng tỉnh Lào Cai đầu tháng 9 năm 2019 người viết đã đem về đươc những  hình ảnh dọc chiều dài gần một 1/2 phần hạ lưu con sông Hồng, bắt đầu từ nước láng giềng phía Bắc, chia xẻ cùng ban đọc blog mình các góc ảnh không thường thấy trên mạng.
Hình dưới đây đươc chụp từ giữa một cây cầu, nhìn xuống 2 con sông và nhìn lên sân thượng 1 khách sạn cao tầng duy nhất bên kia ngã 3 sông.
Hình .1
Hình thứ 2 này là nơi điểm đứng chụp hình 1. Hướng chụp hình về phía phải. Lằn gạch đậm màu giữa mặt cầu là biên giới giữa 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, người chụp đang đi từ phía cầu thuộc nước bạn láng giềng.
Hình .2
Hình thứ 3 này chụp từ sân thượng khách sạn cao tầng nhìn thấy trong hình 1, cho thấy ngả 3 sông và cây cầu này từ trên sân thượng khách sạn Mường Thanh Lào Cai.
Hình .3
Cây cầu tên là Hồ Kiều, sông là Nậm Thi, đỗ ra con sông Hồng. Khách sạn do người viết chọn nhờ đã thấy trước vị trí tối ưu trên bản đồ là khách sạn Mường Thanh Lào Cai. 

Từ giữa ngã ba sông này (một điểm trên mặt nước ngay chính giữa bức hình trên) sông Hồng là thuộc hẳn về Việt Nam. Nói một cách khác đây là điểm sông Hồng vào hẳn địa phận nước mình.
Trong hình này, nhìn ngược về hướng Tây Bắc từ khách sạn Mường Thanh, giòng sông là biên giới thiên nhiên giữa nước Việt Nam bên tay trái hình tức hữu ngạn, và Trung Quốc bên phải hình là tả ngạn. Biên giới lòng sông (đáy sông) là nơi nào sâu nhất. Trên mặt nước 2 bên đi lại tự do nếu không chạm chân vào phần đất khô bên kia - có nghĩa là cho tàu bè cập bến. Cây cầu nào nếu có trên khúc này cũng phải là một cửa khẩu quốc tế.

Đô thị này thực chất là một  đô thị đôi, phần VN là thành phố Lào Cai, phố TQ tên là Hà Khẩu. Hà Khẩu là Miệng Sông, sông này là sông Nậm Thi trong hình thấy chảy nhập vào sông Hồng tại ngã ba sông.
Sông Nậm Thi từ điểm nói trên cũng là biên giới thiên nhiên trong chừng 7 cây số chạy lên hướng Đông Bắc đi Hà Giang từ tp Lào Cai. Có nghĩa là 2 bờ sông Nậm Thi cũng thuộc 2 nước, từ điểm sông chạm vào nước ta cách đây 7 km. Dọc bờ sông có Quốc lộ 4D đi về Hà Giang.

Trong loạt bài này các bạn sẽ xem thấy và định vị nhiều hình ảnh Hồng Hà con sông của nòi giống, từ vùng cao nguyên nơi xuất phát bên đất láng giềng về tới châu thổ - hình được chụp từ trên lãnh thổ cả 2 bên biên giới.



Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

Gallery Việt Nam 2019

Chọn lọc 1 số hình ảnh từ trong các chuyến lữ hành năm 2019 chỉ riêng trong nội địa Việt Nam.

Phố Lý Quốc Sư - Hoàn Kiếm

Bái Tử Long Bay


'Bay' là vịnh (em nghe mấy thằng Tây nói Halong Bay! Halong Bay! em đoán ra thôi) nhưng trong trang này 'bay' là bay, trên phi cơ. Trên 1 chuyến bay ngày 25-8-2019 đến Vân Đồn từ Sài Gòn-Tân Sơn Nhất.
Không may là được cho ngồi bên cửa máy bay (rất) bần, và không có mặt trời khi tàu đáp lúc 3:50 chiều. Mua vé đã cố chọn giờ đến lúc mình nghỉ là sẽ có ánh sáng, ai dè trời dọa mưa. Mua vé trên mạng VN ELai muốn chọn chổ ngồi phải đóng thêm 1 phụ phí, để được chọn ghế bên cửa sổ, bên phải vì sẽ chụp hình ra hướng Đông, và tránh cửa sổ trên cánh máy bay. Đến quầy nó không cho số ghế đã chọn (đã mua), phải khiếu kiện nó mới cho, và nó không thấy cần phải xin lỗi.
Vậy mà cố tình đến Vân Đồn để được xem cảnh vịnh Hạ Long/Bái Tử Long dưới cánh. (Nếu đến Vân Đồn là để du lịch Hạ Long, thì phải thêm 200k tiền taxi và 45 phút ngồi xe mới về tới Tuần Châu, cộng tiền thu phí xa lộ 100k, khách chịu).


Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Đảo Nam Du: An Sơn

20 tháng 8, năm 2019 - Tiếp

Muốn đến Nam Du các bạn phải đến Rạch Giá để lấy tàu khách ra đảo. Từ Sai Gòn không có xe đò đi thằng đến đảo, không có xe lửa ra đảo và Việt Nam E-Lai thì không có chổ đáp (sau này có thể có dịch vụ trực thăng hay thủy phi cơ chăng?) Xe buýt đi Rạch Giá thì các bạn biết rồi, dưới đây là giờ giấc phương tiện tàu du lịch từ Rạch Giá đi Nam Du. Chỉ có từ Rạch Giá, từ Sài Gòn Vũng Tàu Cần Thơ Hà Tiên v.v... thì không có: 
https://hatienphuquoc.com.vn/lich-chay-gia-ve-cac-tau-rach-gia-nam-du/

Đây là bến tàu du lịch tại khu lấn biển Rach Giá. Các bạn tính đi chơi thoải mái thì nên đi xe riêng ngao du tốc hành 1 vùng nào đó ở Miền Tây, chiều đến về Rạch Giá kiếm khách sạn nào gần nhất có thể đi bộ ra bến. Nhiều khách sạn có nhận giử xe dài hạng. Đi biển nhiều chắc các bạn biết về đêm hay sáng sớm rạng đông là biển lặng nhất, trưa và chiều thì sẽ dậy sóng gần như bất cứ vào mùa nào, phiền nhiều bạn nữ phải ói (mình ngồi cùng khoang tàu cũng sẽ không khỏe theo, dù "khỏe" đến thế nào ...). Thế thì các bạn nên lấy chuyến sớm nhất cho nó lành, như chúng em. Chúng em dùng xe thuê bao đi du ngoạn 1-2 điểm ở An Giang rồi mới đến Rạch Giá vào chiều tối, thuê phòng gần chổ này:

Nam Du: Đường quanh đảo

21 tháng 8, năm 2019


Đảo lớn Nam Du hình trái gòn chiều dài Nam Bắc chừng 4 km, phia Bắc nối liền với 1 khối núi nhỏ thua cũng hình thoi dài 2 km qua 1 eo đất. Phần đảo này ít phát triển và không có đường đi, muốn đến các bãi phải đi bằng thuyền. Tiêc là chúng em không đủ thời gian và được thông tin trước đề để đến tham quan phần đó. Các bạn khi ra hãy hỏi thăm mà đến, có lẽ được thấy thêm 1 khia cạnh khác của đảo.
Bộ phận chính của đảo phía Nam là 1 núi dài với 2 đỉnh tròn, đỉnh cao nhất 309 mét. Hình dưới chụp từ cầu tàu An Sơn nhìn xuôi về hướng Nam cho thấy gần hết chiều dài mặt phía Đông của đảo, phần phía Nam (bờ biển dài 4 km). Hải đăng là nơi các bạn thấy cột truyền tin.
Toàn đảo có 2 con đường rộng độ 4 mét tráng bê tông, 1 chạy theo chân núi bao bọc phần đảo phía Nam, 1 lên ngọn hải đăng. Không nghĩ đến dành thời gian lên hải đăng là 1 thiếu sót thứ hai của bọn chúng em (tối ngày cải nhau và bàn chuyện ăn nhậu). Ra hải đảo là phải tìm lên điểm cao nhất, tức nhiên là hải đăng, ở đó buộc phải có tầm nhìn đẹp mắt nhất đảo.
Mũi cực Nam của đảo hình dưới nhìn ra 3 hòn nhỏ đều tên là Hòn Nồm (chữ nồm cùng với chư nam 1 vần ?), hòn Nồm Trong, hòn Nồm giữa và hòn Nồm Ngoài. Hai hình này là mặt Đông của đảo.
Nhà nghỉ liên hệ dùm 1 dịch vụ cho thuê xe máy đi vòng đảo giá cố định không tính thời gian, cung cấp hương dẫn viên miễn phí kiêm xe ôm. Lên đường, vòng ngược kim đồng hồ đoàn xe ra phía sau của ấp Củ Tron (khu làng và bến cảng) băng qua eo đất để đến bờ Tây của đảo, đoạn hướng về Nam theo con đường xi măng. Đường ôm chân núi, tổng chiều dài chừng 11 cây số với 2 bên đường là thiên nhiên hoang sơ vì con đường không đi qua cụm cư dân nào.
Chổ nào ven đảo có cụm dân cư thì có ngõ đi xuống, vì dĩ nhiên đời sống hải đảo tụ về bờ biển và trên triền núi thì xây cất là khó. Tại đảo lớn Nam Du núi đổ thẳng xuống biền. Khi chưa có con đường xi măng này đi lại giữa các bãi phải là bằng thuyền và 1 đường bộ (đất) nhỏ nối liền các bãi mà mình thấy đươc mỗi khi ghé xuống (có thể thấy trên không ảnh Google). Bải Đất Đỏ nhìn ra hướng Tây, gần như xoay lưng đối lưng với xóm An Sơn bên kia đảo phía Đông mà mình mới rời khòi:
Theo thời thương bây giờ nghe "bãi" thì mình nghĩ đến bãi du ngoan, tắm biễn, nghĩ dưỡng, có 1 quy mô và mặt bằng nào đó. Thật ra người dân chài gọi bãi là nơi giao diện giữa biễn và đảo - là 1 khối núi - có thể đáp vào, lập thôn làng đinh cư lập nghiệp. Bãi Ngự hình dưới chỉ vừa đủ mặt bằng cho ngư dân bám đảo định cư. Bãi thường có nguồn nước ngọt từ núi xuống như nhìn thấy ở mủi Bãi Đất Đỏ này, tạo điều kiện sống cho con người trong môi trường tứ bề nước mặn.
Đây là bờ phía Tây của đảo, Làng chài này tên là Bãi Ngự. Ngự tức là chổ vua đã đến, biển này có vua nào nổi tiếng đến thì phải là vua Gia Long, khả năng là lúc ngài còn là chúa Nguyễn Ánh.
Miếu thờ Ông Nam Hải. Xóm Bãi Ngự hình vòng cung, cuối xóm có ngôi miếu nhỏ dưới núi bên đường. Ở đó có 1 bộ xương cá ông (cá voi) không rõ từ thời nào, người dân lập nhà che để thờ. Trong tín ngưỡng dân giang của ngư phủ biển phía Nam cá voi đươc thờ với tên Ông Nam Hải. Ngư dân thờ Ông, và Cậu thường là 1 thần hoàng địa phương, và Bà là Thiên Hậu gốc từ Trung Hoa (quần đảo Mã Tổ Đài Loan). 
Trong miếu không thấy ai quản lý, nhưng không biết từ đâu đến có 2 em nhỏ hình như đi chơi, ghé vào chăm sóc nhang đèn 1 lúc rồi quỳ gối bái lạy trước khi rời miếu, tiếp tục rong chơi giữa cảnh trời biển. Trên hải đảo hoang sơ vắng mặt đám đông dị đoan, người buôn thần bán thánh lui tới các nơi thờ phụng ở chốn đô thị, nhìn thấy 2 trẻ hồn nhiên thực hành 1 cử chỉ tâm linh hướng thượng - không ai bảo - thật là 1 điều tươi mát lạ thường. Nghĩ lại, giữa biễn trời bao la mà tuyệt mỹ như vậy, con người dễ thấy được gạch nối giữa vật chất và linh thiêng cao đẹp.
Tiếp tục con đường, các bạn có thể định vị vẫn là bờ biển mặt Tây của đảo lớn nhờ bóng mặt trời - lúc này là xế trưa về chiều của ngày đầu đoàn em đến đảo. Bờ biển phía này nhìn ra đại dương và không có đảo nhỏ nào trên cả vòng chân trời.
Hướng này nhìn thẳng ra 55 km về Tây Bắc sẽ là mũi An Thới của đảo Phú Quốc, dĩ nhiên là dưới đường chân trời rất xa.
Cuối bờ Tây có bãi biễn lớn trên bản đồ ghi là Bãi Mến. Tại đây có chổ tắm nhưng không có cơ sở nghỉ dưỡng. Nói chung bờ Tây đảo lớn không có nhiều cụm cư dân hay chổ nào có nhà nghỉ hoặc "resort"- làng chài duy nhất là ở Bãi Ngự.
Khỏi cần nói thì các bạn cũng dư biết là địa ốc Nam Du với không gian như blog này tường thuật thì không thể không sôi động, và những mặt bằng như thế này đều có (nhiều) đối tượng đặt tay lên, nhiều khi đã thay đổi chủ nhiều lần mà không phát triễn chi là vì kiểu đầu cơ thời giá, chỉ mua để bán lại v.v... Các nơi này cũng như trên các đảo lân cận đều thấy dấu tích manh nha xây dựng, rồi bỏ dỡ cho mưa gió phá hại mà không thấy khai thác kinh doanh gì và mặc nhiên "bỏ hoang". Chuyện này thường thấy ở các nơi như vậy, vì đánh giá lạc quan khả năng thương mại, vì bị lương gạt, tham nhũng địa phương chen vào v.v... Ai thì cũng muốn làm giàu cho nhanh và người nhẹ dạ không bao giờ thiếu.
Dưới đây là mũi cực Nam của đảo lớn, nhìn thấy các đảo Hòn Nồm. Từ đây đường vòng lên hướng Bắc và sẽ nhìn xuống vùng biển được các đảo của quần thể quần đảo Nam Du bao bọc thành 1 vùng "vịnh" đẹp mắt.
Bờ phía Đông của đảo nhìn xuống 1 "vũng" hình trái xoan với đường kình dài chừng 7 km và chiều ngang từ bờ đến bờ 3 đến 4 km. Một phong thủy rất hài hòa đặc biệt của riêng quần đảo Nam Du.
Nói đến hài đảo là nói đến cô lập, 4 bề là biển khơi vắng vẻ. Tại Nam Du cái cảm giác cô đơn này đã được xóa tan, với cộng đồng những hải đảo được nhìn thấy nhau tạo nên 1 yên tâm vửa tâm lý vừa thực tế. Vùng biển được vây quanh khi sóng to gió lớn là nơi ẩn trú tuyệt vời cho tàu bè lớn nhỏ.
Cuối cùng đường quanh đảo trở về cảng An Sơn, đường đi trên cao nhìn xuống xem thấy toàn bộ thị trấn nhỏ áp vào chân núi, nhìn ra vùng vịnh với 4 đảo lớn - các đảo đều có cư dân và kinh tế năng động (tức về đêm sẽ thấy ánh đèn linh hoạt).


Phụ bản:

Ấn tượng bền lâu trên đường vòng đảo:
Rác plastic, trên 1 nền phông biển xanh như ngọc, tuyệt mỹ. Giữa môi trường hải đảo gần như tinh khiết nhất nước. Chổ này đối diện với 1 cơ sở nhỏ xử lý rác, nghe nói đang nâng cấp thì trục trặc tài chánh gì đó, rác plastic nay chỉ thấy đổ ra đây phía biển của con đường, có nơi đang thấy đốt thôi. Rác này đổ xuống quanh biển đảo này sẽ tồn tại ít nhất là 2-3 thế kỷ, không tự hũy hoại dễ dàng như dân trí lầm tưởng (khuất mắt thì rồi nó sẽ biến mất...?)
Phó sản tai hại to lớn này của du lịch là mặt trái (của sự làm giàu nhanh chóng) mà hình như cả nước đã và đang làm lơ đưa mắt đi khỏi. Ngoại trừ 1 số rất ít giới trẻ có nhiệt tình với xã hội, với đất nước đang cố gắng dùng mạng điện tử xã hội để gióng lên tiếng cảnh báo giáo dục.
Việt Nam chỉ là nước đang phát triển, còn đứng xa dưới bảng những nước giàu có nơi đó xã hội tiêu thụ vật chất bằng trăm lần mình, nhưng đã được các cơ quan Liên Hiệp Quốc và NGO xếp vào hạng thứ TƯ trong các nước xả rác không tự hoại nhất thế giới. Không kềm chế kịp thời thì rác sẽ làm ngộp môi trường địa phương nước nhà trước khi được "chia" ra cho hàng xóm láng giềng và đại dương, thế giới.
(Năm 2017 đi Côn Đảo bằng máy bay chúng em được báo là cấm mang bao plastic ra đảo, không biết đi tàu hay hiện nay còn có quy định này không).


🌄





Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

Khám phá Quần Đảo Xanh

21 tháng 8, năm 2019 


Thiên nhiên đã xếp đặt 20 hòn đảo trong quần đảo Nam Du một cách thật là đặc biệt, "có 102" trong các hải đảo nổi tiếng ở Việt Nam. Có thể nói là 1 phong thủy hết sức hài hòa, hiếm có giữa vùng biễn khơi bốn bề đại dương. Các đảo lớn nhỏ của quần đảo xếp theo 1 vòng hình trái xoan với đường kính dài chừng 7 cây số ngàn, ngang chỉ chừng 4 km, bao bọc chính giữa là 1 vùng biển - một cái vịnh - mang tính chất thân thiện, an toàn và mỹ thuật độc đáo. Ai ai đến nơi cũng 1 ước vọng như nhau, là được đi quanh 1 vòng các đảo trên vịnh. Hóa ra là việc này trong tầm tay của mọi người - và vì thế đến Nam Du phải ít nhất dành trọn 1 ngày cho những chuyến tham quan này. 
Đoàn em 7 người nên đủ tiền thuê bao 1 chiêc tương tự như trong hình nhưng nhỏ bằng 1/2 loại này. Hợp đồng do chủ tàu đề nghị lên 2 đảo chính, 1 nơi là nghỉ ăn trưa (tự túc), đi 1 vòng thả neo đây đó 2-3 đảo nhỏ tắm biển nghỉ dưỡng câu cá, ăn dặm cháo nhum - hết 1 ngày từ khoãng 8 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Du khách đi theo đoàn nhỏ thì mua vé theo những chiêc lớn như vậy, hành trình cũng thoải mái tương tự. Giá cả có lẽ theo thời giá nhưng nói chung cũng bình dân và hơp lý.
Bề ngang vủng vịnh chỉ trên 3 km từ bờ này sang bờ kia, đi giữa các đảo nếu "nhảy cóc" thì 1-2 km.
Các đảo lớn đều có cư dân sanh sống, về nghề biển đã đành nhưng nay càng ngày càng hướng về du lịch (bạn đọc đinh vị bằng link địa phương Google kia, nay em phải hạn chế dùng copy bản đồ của nó).
Từ một bãi trên Hòn Dầu mà bản đồ ghi là Hòn Trung có thể nhìn thấy cảng An Sơn đối diện ở cách xa chừng 3.3 km (bờ đến bờ)
Hầu hết các đảo có dân cư đều không có cầu tàu. Ngư dân thì vào bờ bằng thúng hay xuồng nhỏ nhưng du khách thì dùng dịch vụ giõ lãi "taxi" (không miễn phí).
Toàn cảnh vịnh biển giữa biển cả đẹp nhất là nhìn từ các bãi trên Hòn Dầu đối diện đảo Nam Du.
Tại miền trung California bên bờ Thái Bình Dương có 1 nơi mà National Geographic ca ngợi, đặt cho cái tên là nơi dành cho "người mới cưới và người sắp chết". (Một bài báo cách đây 40 năm hơn rồi). Ý nói là nơi đó là thần tiên cho trăng mật và là nơi ở của người già hưu trí - vì không có công ăn việc làm gì ở đó (ngooại trừ du lịch). Chổ đó thua chồ này xa, các bạn tin em đi.
* "A place for the newly wed and the nearly dead", vùng duyên hải nơi có biệt thự Hearst nổi tiếng.
Hình dưới: 1 bãi trên Hòn Mẫu nhìn ra biễn khơi hướng Đông Nam.
Các thương vụ dù rãi rác trên nhiều đảo cũng hợp đồng với nhau tốt đẹp, đem lại dịch vụ và sản phẩm hưu ích cho du khách, tạo 1 không gian du lịch trơn suốt. Thí dụ tại quán ăn trưa này có võng cho các đoàn - hay cả tàu - nghỉ trưa nếu không muốn đi tắm trong khi chờ đời tàu nhổ neo tiếp tục tham quan trong ngày.
Ảnh đời thường, quần đảo Nam Du.
Một xóm nhà bè, đảo Hòn Ngang.
Cá nuôi bè ở đây đều phải điếc nặng vì karaoke nhưng chất lượng thì không hề hấn gì nhé các bạn.
Một đảo nọ chỉ có 4 hộ dân. Tàu ghé lại để du khách trải nghiệm 1 buỗi tắm huy hoàng trên bãi  hoang sơ.
Có cù lao chỉ bằng cái sân bóng đá, tàu ghé lại thả neo để du khách lặn xem san hô hay câu cá.
 Một rỗ con nhum - cầu gai - được thủy thủ lặn bắt để nấu cháo trên chuyến tàu du ngoạn.
Cá xương xanh nấu canh chua tại quán ăn trên Hòn Mẫu. Màu thịt và thớ thịt trắng đẹp đặc biệt nhưng vị ăn thì lạt lẽo, không ngọt như cá mú (mà thớ rât giống).
Con cún này gọi nó là chó Phú Quốc nó không chịu, nó bảo phải gọi là chó Nam Du "gốc Phú Quốc". Mà thật, nó sủa tiếng Nam Du như gió. Chó mà cũng bày đặt! Gia đình nó qua đây hồi '75, diện tỵ nạn thời Khmer Đỏ đến Phú Quốc. Chó cái cũng lung tung lang tang nhiều nên bây giờ giống nó không còn vện như chó Phú Quốc nữa, lông vàng sáng sủa ra, nhưng không làm sao dấu được cái bờm xoáy trên lưng. Cũng chả sao, chúng nó đều hội nhập ok, vì bên này của ăn ê hề nhờ du lịch đang lên, chả chó nào rảnh mà theo kỳ thị làm chi.